TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ XÓA PHÔNG
WHAT YOU SHOULD KNOW ABOUT BLUR BACKGROUND

VinaCamera Imaging

Kích vào ảnh để phóng to

A. XÓA PHÔNG LÀ GÌ?
- Là hiệu ứng phông (hậu cảnh) nhòa mờ đằng sau chủ thể nét. Nói cách khác là DOF (chiều sâu ảnh trường) mỏng, hay nông, nên chỉ có chủ thể nét còn phông nền phía sau nhòa mờ.

B. 3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XÓA PHÔNG
1. Ảnh hưởng lớn nhất: Khoảng cách chụp. Khoảng cách chụp càng gần chủ thể (kết hợp chủ thể càng xa phông) thì phông càng nhòa mờ
2. Ảnh hưởng lớn thứ 2: Tiêu cự ống kính (tính bằng mm). Tiêu cự càng dài (góc chụp càng hẹp) thì phông càng mờ
3. Ảnh hưởng lớn thứ 3: Khẩu độ mở ống kính (f-stop). Khẩu độ mở càng lớn (f càng nhỏ) thì phông càng nhòa mờ
- Kết hợp 1+2+3 để có hiệu ứng xóa phông tối đa

C. Khẩu mở bao nhiêu thì xóa phông tốt?
- Với 3 yếu tố nêu trên, kết hợp với thực tế ảnh trường (chiều dài và rộng của khuôn hình – quyết định việc sử dụng tiêu cự và khoảng cách chụp) cũng như khoảng cách thường thấy trên thực tế từ chủ thể chính tới hậu cảnh (phông), cần có các ống kính khẩu mở lớn từ f/2.8 hoặc lớn hơn như f/1.8 hay f/1.4 để hiệu ứng xóa phông rõ nhất. Với các khẩu mở hẹp hơn như f/4 hoặc hẹp hơn nữa, cần bố trí chủ thể khá xa phông thì hiệu ứng xóa phông mới rõ nét.

D. Bokeh
- Bô-kê là hiệu ứng các điểm sáng ngoài vùng nét – nằm ở khu vực phông bị “xóa” – trở nên nhòa mờ, tạo sự sinh động cho phông nền.
- Bô-kê đẹp hay không phụ thuộc vào cách thể hiện ở từng bức ảnh. Thông thường, các vòng tròn sáng với mép mờ dần (mép mềm) được coi là đẹp, nhưng đôi khi những vòng tròn to mờ nhiều màu sắc với mép sắc nét cũng có thể được coi là đẹp.
- Bô-kê đẹp cũng phụ thuộc vào hiệu ứng của từng ống kính (thường các ống có khẩu mở f/1.4 cho bô-kê đẹp nhất).
- Số lượng lá khẩu và cấu tạo lá khẩu của ống kính cũng ảnh hưởng tới bô-kê. Số lá khẩu ít (ví dụ 5) sẽ khó tạo được bô-kê tròn, cũng như các lá khẩu cong kết hợp số lượng nhiều (như 7 lá) cũng giúp cho bô-kê tròn đẹp hơn.

LƯU Ý
- Xóa phông chỉ là một trong nhiều thủ thuật tạo ảnh đẹp cho ảnh chân dung. Không phải lúc nào bạn cũng nên xóa phông “mờ mịt” thì ảnh mới đẹp, đặc biệt trong chụp chân dung môi trường (environmental portraits) khi cần cho người xem thấy rõ quang cảnh của môi trường xung quanh chủ thể chính.

VinaCamera Imaging
Kích vào ảnh xem lớn hơn

Album Ms. Dam: http://vinacamera.com/gallery/?p=168

SO SÁNH HIỆU ỨNG XÓA PHÔNG CỦA MỘT SỐ ỐNG KÍNH
Để các bạn yêu thích hiệu ứng xóa phông tiện theo dõi và mua sắm ống kính phù hợp, VinaCamera.com xin trình bày 3 bảng so sánh một số ống kính có khẩu mở lớn ở các tiêu cự khác nhau của các hãng khác nhau.

Để tiến hành một so sánh như vậy, đầu tiên chúng ta cần xác định ảnh trường và so sánh các tiêu cự khác nhau ở khoảng cách khác nhau để sao cho mọi tiêu cự đều có ảnh trường bằng nhau (sai số dưới 01cm). Ở đây, VinaCamera.com so sánh với ảnh trường cố định là 1.20m x 0.80m (120cm x 80cm). Các chữ và kỹ hiệu sử dụng:
- Brand: Hãng ống kính và thân máy toàn khổ (full-frame/FF) được xếp riêng và đầu tiên;
- Focal length: Tiêu cự sử dụng (theo chỉ số ghi trên ống kính. Với các thân máy crop, cần nhân tiêu cự thể hiện ở đây với hệ số crop);
- Aperture: Khẩu mở sử dụng;
- Distance: Theo Mét (M). Khoảng cách chụp (từ máy ảnh tới chủ thể), với ảnh trường như nhau 1.2mx0.8m;
- FOV (Field of View): Ảnh trường (giống nhau);
- DOF (Depth of Field): Theo Centimet (CM). Tổng DOF hay khoảng nét chập nhận được.

Bảng 1 (Lam) so sánh theo thứ tự tiêu cự ngắn dài, với các ống kính cho thân cảm biến toàn khổ (full frame) được xếp trước tiên.
VinaCamera Imaging

Bảng 2 (Đỏ) sắp xếp theo thứ tự DOF, mỏng/nông hơn được xếp trên DOF dày hơn.
VinaCamera Imaging

Bảng 3 (Lục) so sánh được sắp xếp theo khẩu độ mở sử dụng và DOF mỏng/nông hơn.
* Đây là bảng hết sức thú vị. Có thể thấy, dù ở khẩu độ mở nào, tiêu cự 85mm trên thân máy toàn khổ cũng cho DOF mỏng nhất (tức hiệu ứng xóa phông lớn nhất) so với các tiêu cự khác ở khẩu độ mở tương tự. Đó cũng chính là lý do tại sao tiêu cự 85mm trên thân máy toàn khổ thường được sử dụng trong chụp chân dung đặc tả.
VinaCamera Imaging

Ghi chú: Đối với tất cả 3 bảng, kích vào ảnh để xem kích cỡ lớn hơn.

ỐNG KÍNH XÓA PHÔNG “MÙ MỊT”

Nikon

58mm AF-S f/1.4G Nano | ~30 triệu
85mm AF-S f/1.4G Nano | ~32 triệu
85mm AF-S f/1.8G | ~10 triệu
105mm AF-S f/1.4E ED | ~42 triệu

85mm AF-D f/1.4D | ~20 triệu
105mm AF-D f/2D (DC) | ~20 triệu
135mm AF-D f/2D (DC) | ~21 triệu

Canon

85mm EF f/1.2 L II USM | ~35 triệu
135mm EF f/1.2 L USM | ~19 triệu
100mm EF f/2.8 L IS USM Macro | ~17 triệu

85mm EF f/1.8 USM | ~8 triệu

Fujifilm

56mm XF f/1.2 R | ~21 triệu
56mm XF f/1.2 R APD (Hiệu ứng tối viền) | ~31 triệu

90mm XF f/2 R LM WR

Các ống khác xóa phông khá tốt

Tamron 90mm f/2.8 Macro
Tokina 100mm f/2.8 Macro
Nikon AF-S 70-200mm f/2.8G
105mm AF-S f/2.8G ED VR Micro/Macro
Canon EF 70-200mm f/2.8L
Canon 100mm f/2.8 Macro USM
Canon EF 100mm f/2 USM
Fujifilm XF 50-140mm f/2.8 R LM OIS

- Các ống kính tele từ 300mm đến dài hơn cũng có thể cho hiệu ứng xóa phông rất tốt

VinaCamera.com
2008-2015