Cảm biến cúp nhỏ (APS-C hay crop) được sử dụng trên nhiều loại máy ảnh DSLR. Mặc dù có thể lắp các ống kính cho máy toàn khổ (full-frame) lên thân máy crop, để giúp chế tạo các ống kính nhỏ gọn hơn, đồng thời giảm chi phí và giá bán, các hãng máy ảnh và ống kính đều sản xuất và tung ra thị trường nhiều loại ống kính dành riêng cho máy cảm biến cúp nhỏ. Mỗi hãng có ký hiệu riêng để phân biệt ống kính cho thân máy crop với ống kính cho thân máy full-frame, như Nikon gọi là DX, Canon gọi là EF-S, v.v… Sau đây là danh sách các ống kính cho  thân máy cảm biến cúp nhỏ VinaCamera.com tập hợp và sẽ cập nhật khi có ống kính mới.

VinaCamera Imaging
- Kích vào hình để xem ở kích cỡ lớn hơn.


Nikon DX Lenses
– Nikon ký hiệu các ống kính dành cho thân máy cảm biến cúp nhỏ (ASP-C) là DX

DX – AF-S 10–24mm F3.5-4.5G ED.
DX – AF 10.5mm f/2.8G ED Fisheye.
DX – AF-S 12-24mm f/4G IF ED
DX – AF-S 16-80mm f/2.8-4E ED VR (New)
DX – AF-S 16-85mm f/3.5-5.6G ED VR
DX – AF-S 17-55mm f/2.8G IF ED
DX – AF-S 18-55mm f/3.5-5.6G ED II
DX – AF-S 18-55mm f/3.5-5.6G ED VR
DX – AF-S 18-55mm f/3.5-5.6G ED VR II
DX – AF-S 18-70mm f/3.5-5.6G (Ngừng SX)
DX – AF-S 18-105mm f/3.5-5.6G ED VR
DX – AF-S 18-135mm f/3.5-5.6G (Ngừng SX)
DX – AF-S 18-140mm f/3.5-5.6G ED VR
DX – AF-S 18-200mm f/3.5-5.6G ED VR (Ngừng SX)
DX – AF-S 18-200mm f/3.5-5.6G ED VR II
DX – AF-S 18-300mm f/3.5-6.3G ED VR
DX – AF-S 18-300mm f/3.5-5.6G ED VR
DX – AF-S 35mm f/1.8G
DX – AF-S 40mm f/2.8G Micro/Macro
DX – AF-S 55-200mm f/4-5.6G
DX – AF-S 55-200mm f/4-5.6G ED VR (Ngừng SX)
DX – AF-S 55-200mm f/4-5.6G ED VR II
DX – AF-S 55-300mm f/4-5.6G ED VR
DX – AF-S 85mm f/3.5G ED VR Micro/Macro

Canon EF-S Lenses
– Canon ký hiệu các ống kính dành cho thân máy cảm biến cúp nhỏ (ASP-C) là EF-S

EF-S 10-18mm f/4.5-5.6 IS STM
EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM
EF-S 15-85mm f/3.5-5.6 IS USM
EF-S 17-55 f/2.8 IS USM
EF-S 17-85mm f/4-5.6 IS USM
EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS STM
EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS II
EF-S 18-135mm f/3.5-5.6 IS
EF-S 18-135mm f/3.5-5.6 IS STM
EF-S 18-200mm f/3.5-5.6 IS
EF-S 24mm f/2.8 STM
EF-S 55-250mm f/4-5.6 IS STM
EF-S 55-250mm f/4-5.6 IS II
EF-S 60mm f/2.8 Macro USM

Sigma DC Lenses
– Sigma ký hiệu các ống kính dành cho thân máy cảm biến cúp nhỏ (ASP-C) là DC

DC 4.5mm F2.8 EX DC HSM Circular Fisheye
DC 8-16mm F4.5-5.6 DC HSM
DC 10-20mm F3.5 EX DC HSM
DC 17-50mm F2.8 EX DC (OS) HSM
DC 17-70mm F2.8-4 DC Macro (OS)* HSM – C
DC 18-35mm F1.8 DC HSM – A
DC 18-200mm F3.5-6.3 DC Macro OS HSM – C
DC 18-250mm F3.5-6.3 DC (OS) MACRO HSM
DC 18-300mm F3.5-6.3 DC MACRO OS HSM – C
DC 30mm F1.4 DC HSM – A

Tamron Di II Lenses
– Tamron ký hiệu các ống kính dành cho thân máy cảm biến cúp nhỏ (ASP-C) là Di II

Di II Tamron SP AF 10-24mm F/3.5-4.5 Di-II LD Aspherical IF
Di II Tamron SP AF 17-50mm F/2.8 XR Di II VC LD Aspherical IF
Di II Tamron AF 17-50mm F/2.8 Di-II LD Aspherical IF
Di II Tamron 16-300MM F/3.5-6.3 Di II VC PZD
Di II Tamron 18-200mm F/3.5-6.3 Di II VC
Di II Tamron 18-270mm F/3.5-6.3 Di II VC PZD
Di II Tamron SP AF 60mm F/2.0 Di II LD 1:1 Macro

Tokina DX Lenses
– Tokina ký hiệu các ống kính dành cho thân máy cảm biến cúp nhỏ (ASP-C) là DX

DX AT-X 10-17mm f/3.5-4.5 AF DX FISHEYE ZOOM
DX AT-X 10-17mm f/3.5-4.5 AF DX NH FISHEYE ZOOM
DX AT-X 11-16mm f/2.8 PRO DX II
DX AT-X 11-16mm f/2.8 PRO DX V
DX AT-X 11-20mm f/2.8 PRO DX
DX AT-X 12-28mm f/4 PRO DX
DX AT-X 12-28mm f/4 PRO DX V
DX AT-X 14-20mm f/2 PRO DX

LƯU Ý

  • Cho tới nay, dù là ống kính dành riêng cho máy gắn cảm biến cúp nhỏ APS-C, đơn vị tính tiêu cự (mm) ghi trên các ống kính này vẫn được biểu diễn theo qui đổi so với thân máy cảm biến toàn khổ. Vì vậy, khi mua sắm và sử dụng, cần phải qui đổi theo hệ số crop (crop factor) để có được tiêu cự thực tế. Ví dụ, ống kinh 18-55mm cho Nikon sẽ có tiêu cự tương đương toàn khổ là 27-82.5mm bởi Nikon có hệ số cúp nhỏ là 1.5x. Cũng ống kính này với Canon có hệ số cúp nhỏ là 1.6x sẽ là 28.8-88mm. Người sử dụng cần biết hệ số cúp nhỏ của thân máy APS-C mình đang sử dụng để qui đổi chính xác.
  • Khi gắn ống kính cho thân máy cảm biến cúp nhỏ lên thân máy toàn khổ, do vùng phủ sáng của ống cho máy cảm biến cúp nhỏ hẹp hơn nên hình ảnh thu được sẽ có một viền đen lớn xung quanh (vùng không được phủ sáng), hình dạng tùy thuộc từng thân máy và hệ số cúp nhỏ của ống kính;
  • Nhiều thân máy toàn khổ có chế độ chụp với ống kính cho cảm biến cúp nhỏ (sử dụng một phần giữa của cảm biến). Tuy nhiên, khi sử dụng như vậy sẽ làm giảm diện tích cảm biến sử dụng thực tế, khiến một phần độ phân giải bị phí phạm. Sử dụng như vậy cùng tương tự như chụp bình thường (lấy rộng ra) và sau đó cúp cắt bằng phần mềm xử lý ảnh.
  • Khi có ý định sử dụng ống kính cho máy cảm biến cúp nhỏ trên thân máy toàn khổ, người sử dụng cần tìm hiểu thật kỹ và cụ thể từng loại ống kính và thân máy, tránh rủi ro không tương thích và chạm đuôi ống vào gương lật, có thể làm vỡ gương lật, gây hỏng nặng cho thân máy và ống kính.

VinaCamera.com
2008-2016