Thuật ngữ – ký hiệu ống kính Canon
CANON LENS GLOSSARY – TERMINOLOGY – ABBREVIATIONS
Ống kính Canon
Trên mỗi ống kính của Canon có rất nhiều chữ viết tắt. Để mua đúng chủng loại ống kính cần sử dụng, người sử dụng cần biết các ký hiệu này có nghĩa là gì để biết được các tính năng của ống kính.
Thuật ngữ – ký hiệu ống kính Nikon
NIKON LENS GLOSSARY – TERMINOLOGY – ABBREVIATIONS
Ống kính Nikon
Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số (2)
Trong bài này, VinaCamera.com tiếp tục giới thiệu các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số.
Phơi sáng (exposure):
Một pô ảnh (gốc từ pose trong tiếng Pháp – còn gọi chệch đi là “bô”; tiếng Anh là exposure) phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về ánh sáng, một pô ảnh là kết quả của sự kết hợp các yếu tố tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở (f-number) và độ nhạy ISO. Ba yếu tố này sẽ được kết hợp tăng giảm từng yếu tố theo ý muốn (và nhiều khi là ngoài ý muốn) của nhiếp ảnh gia để đạt được hiệu ứng ánh sáng tối ưu so với mong muốn cho bức ảnh. Ở cùng một tốc độ của chập, khẩu độ mở càng lớn và ISO càng cao thì ảnh càng sáng; ở cùng một khẩu độ mở, tốc độ càng chậm và ISO càng cao thì ảnh cáng sáng; ở cùng một chỉ số ISO, tốc độ cửa chập càng chậm và khẩu độ mở càng lớn thì ảnh cũng càng sáng. Để làm cho bức ảnh tối đi, bạn có thể tăng tốc độ cửa chập, giảm khẩu độ mở hoặc hạ chỉ số ISO (hoặc kết hợp cả ba). Lưu ý, tỷ lệ giữa các yếu tố tốc độ cửa chập, khẩu độ mở và ISO còn ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng của bức ảnh như chiều sâu ảnh trường, độ nhiễu, v.v…
Kính ED (Extra-low Dispersion Glass) Nikon
Kính ED (Extra-low Dispersion glass) của Nikon là loại kính có độ tán xạ cực thấp Nikon sử dụng để sản xuất các loại thấu kính có chất lượng cao sử dụng trong ống kính tốc độ cực cao hoặc các loại ống tele xa. Các ống kính sử dụng kính ED đều có ký hiệu ED trên thân ống.
Trước đây, chỉ có các loại ống kính đắt tiền nhất mới sử dụng loại kính này. Hiện nay, hầu hết các loại ống kính của Nikon đều có ký hiệu ED trên ống. Các loại ống kính ngắn và thông thường không cần sử dụng loại kính này. Tác dụng của kính này là nhằm giảm hiện tượng sai lệch màu sắc – biểu hiện là các đường viền hơi xanh tím trước đây thường thấy ở các ống kính có tiêu cự từ 300mm trở lên.
Nikon D700 DSLR – chuyên nghiệp
Nikon D700 là một máy ảnh số DSLR chuyên nghiệp toàn khổ (full frame – FX) có thân máy nhìn giống chiếc Nikon D300. Về cơ bản Nikon D700 mang tính năng của Nikon D3 với một vài thay đổi và có thân máy nhỏ hơn đôi chút.

- Cảm biến: 12.1MP, FX (toàn khổ)
- Dải ISO: ISO 200 – 6400 (mở rộng lên ISO 25600 và xuống ISO 100)
- Bộ vi xử lý: Nikon EXPEED
- Căn nét tự động: Cảm biến 1005-pixel AE
- Tốc độ chụp liên thanh: 5 hình/giây, 7 hình/giây (với báng pin)
- Căn nét: Căn nét trọng. AF tự động, chuyển MF tức thời. Có mô-tơ căn nét.
- LCD: 3.0″ 922,000 pixel. Có chế độ LiveView
- Tuổi thọ mành chập: 150.000 tối thiểu
- Pin: EN-EL3e,
- Trọng lượng: 995g, 1075g (có pin)
Nikon lens AF-S DX Zoom-Nikkor 12-24mm f/4G IF-ED
Lens Nikon AF-S DX Zoom-Nikkor 12-24mm f/4G IF-ED (2.0x)
Nikon D90 – Thông số kỹ thuật
Sau nhiều tin đồn đại, Nikon cuối cùng đã công bố hậu bối của chiếc máy ảnh KTS DSLR hạng trung D80 nổi tiếng được ưa chuộng với nhãn hiệu D90. Bề ngoài giống với D80 nhưng bên trong chiếc D90 lại có một cấu tạo hoàn toàn mới thừa hưởng những tính năng vượt trội của các mẫu máy Nikon chuyên nghiệp pha trộn với các tính năng của hai mẫu dễ sử dụng D40 và D60. Và hơn thế nữa, đây là mẫu máy ảnh DLSR có chức năng quay video đầu tiên trên thế giới. Nikon D90 trang bị cảm biến 12.3 MP (megapixel) công nghệ CMOS và màn hình hiển thị độ phân giải cao 3.0 inch của D3/D300/D700.
Nikon D90 phối hợp hài hòa các tính năng dành cho cả người mới chơi ảnh KTS và người sành chơi, đặc biệt có thêm chế độ quay phim video à có các chế độ mặc định ở những môi trường ánh sáng khác nhau cùng chế độ tự động hoàn toàn. Ở chế độ xem lại ảnh, Nikon D90 có nhiều chắc năng chỉnh sửa ảnh ngay trên máy rất tiện lợi như chỉnh ánh sáng D-lighting, chống mắt đỏ, v.v… Nikon D90 có thể sử dụng với điều khiển từ xa (không bán kèm thân máy), và có thể điều khiển qua máy tính (phần mềm điều khiển có giá khoảng $150). Giống như các máy DSLR khác, Nikon D90 có chế độ lưu ảnh thô (RAW/NEF).
Ống kính: Chi tiết và nhóm (elements & groups)
Khi mua sắm ống kính cho máy ảnh, nhiều người bối rối trước những thông số kỹ thuật của ống kính, đặc biệt là thông số về số lượng chi tiết (elements) và nhóm (group). Nhìn chung mọi người đều hiểu rằng có càng nhiều chi tiết và nhóm thì ống kính càng tốt. Nhưng thực chất những thông số này nói lên điều gì?
Trước tiên, chúng ta hãy làm quen với khái niệm chi tiết (elements). Thông số chi tiết cho biết ống kính có bao nhiêu thấu kính riêng lẻ được sử dụng để chế tạo ra ống kính đó. Mỗi thấu kính là một “miếng” kính (thủy tinh, nhựa hay vật liệu tổng hợp) được đúc và đánh bóng với độ chính xác cao dưới sự hỗ trợ của máy vi tính nhằm phục vụ một mục đích nhất định nào đó như hội tụ ánh sáng đi qua thấu kính theo một cách thức mong muốn, hay hỗ trợ khắc phục hiện tượng biến dạng sánh sáng do một chi tiết khác gây ra. Các chi tiết hay thấu kính này là các miếng kính có hình dáng giống các kính lúp hay kính mắt thông thường. Chế tạo ống kính / thấu kính chất lượng cao, đặc biệt là các loại ống zoom hiện đại, đòi hỏi một qui trình công nghệ hết sức phức tạp. Nhà thiết kế ống kính thường phải sử dụng một số thấu kính để chế tạo ra một ống kính.
Canon EOS 5D Mark II: 21MP và Quay video HD
Canon EOS 5D Mark II

- Cảm biến FF 21 megapixel CMOS (tương tự dòng máy flag-ship EOS-1Ds Mark III)
- Quay video HD 1080p (mã hóa H.264) thời lượng 12 phút, VGA 24 phút
- Độ nhạy ISO 100 – 6400, mở rộng đến ISO 50 – 25600
- Hệ thống lấy nét 9 điểm (+ 6 điểm ẩn phụ trợ tracking)
- Tốc độ chụp 3.9 hình/giây
Thuật ngữ – ký hiệu ống kính các hãng
LENS GLOSSARY – TERMINOLOGY – ABBREVIATIONS
Thuật ngữ & ký hiệu ống kính