HỌC NHIẾP ẢNH TẠI VINACAMERA.COM
Chuyên mục ► Kỹ thuật nhiếp ảnh, video
Để có những bức ảnh phong cảnh đẹp, người chụp phải thu được “cái hồn” của cảnh vật vào khuôn hình của mình cũng như phải có kỹ thuật để làm được điều đó. Sau đây là 15 mẹo nhỏ giúp bạn có được những bức ảnh phong cảnh tuyệt đẹp.

Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Fujifilm HXV90 – © Tran Phuong
1. Chiếm lĩnh những vị trí trên cao có thể nhìn bao quát quang cảnh muốn chụp. Vị trí trên cao tạo điều kiện lý tưởng để bạn chọn lựa góc chụp rộng. Với một máy ảnh có khả năng kiểm soát phơi sáng như máy SLR, cơ và số, bạn chỉ cần đặt khẩu độ mở ở f/11 hoặc f/16 là có thể dễ dàng lấy nét mọi cảnh vật trong tầm ngắm.



Trong bài này, VinaCamera.com tiếp tục giới thiệu các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số.

Xem bài 1
Phơi sáng (exposure):
Một pô ảnh (gốc từ pose trong tiếng Pháp – còn gọi chệch đi là “bô”; tiếng Anh là exposure) phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về ánh sáng, một pô ảnh là kết quả của sự kết hợp các yếu tố tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở (f-number) và độ nhạy ISO. Ba yếu tố này sẽ được kết hợp tăng giảm từng yếu tố theo ý muốn (và nhiều khi là ngoài ý muốn) của nhiếp ảnh gia để đạt được hiệu ứng ánh sáng tối ưu so với mong muốn cho bức ảnh. Ở cùng một tốc độ của chập, khẩu độ mở càng lớn và ISO càng cao thì ảnh càng sáng; ở cùng một khẩu độ mở, tốc độ càng chậm và ISO càng cao thì ảnh cáng sáng; ở cùng một chỉ số ISO, tốc độ cửa chập càng chậm và khẩu độ mở càng lớn thì ảnh cũng càng sáng. Để làm cho bức ảnh tối đi, bạn có thể tăng tốc độ cửa chập, giảm khẩu độ mở hoặc hạ chỉ số ISO (hoặc kết hợp cả ba). Lưu ý, tỷ lệ giữa các yếu tố tốc độ cửa chập, khẩu độ mở và ISO còn ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng của bức ảnh như chiều sâu ảnh trường, độ nhiễu, v.v…

Trong bài viết này, VinaCamera.com giới thiệu các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh số (Basic concepts in photography and digital photography). Bài viết sẽ thường xuyên được bổ sung và cập nhật. Để các bạn tiện theo dõi trên máy ảnh số hiện chưa được Việt hóa, VinaCamera.com sẽ giải thích kèm các thuật ngữ tiếng Anh.

Cửa chập (shutter):
Là mành chắn được đóng mở cho phép ánh sáng lọt qua để đi tới phim hay bộ cảm biến khi bấm máy chụp. Khoảng thời gian mành mở để ánh sáng lọt (qua mành) vào phim hay bộ cảm biến nhận ánh sáng đối với máy ảnh số – cũng chính là thời gian phơi sáng của phim hay bộ cảm biến (exposure time) – được điều chỉnh bởi tốc độ cửa chập (shutter speed) và thường được tính bằng giây và phần của giây, ví dụ 1 giây, 1/60 (một phần 60 của giây), 1/3200 (một phần 3200 của giây). Tốc độ cửa chập càng nhanh cho phép chụp được các đối tượng di chuyển nhanh mà không bị nhòe hình do “dừng” được hình ảnh trong một khoảnh khắc rất nhỏ, ví dụ để “dừng” được chuyển động của một con chim đang bay, tốc độ cửa chập phải đạt được tối thiểu từ 1/1250 đến 1/1600 giây mới đảm bảo không bị nhòe. Tốc độ cửa chập càng nhanh đòi hỏi ánh sáng càng mạnh mới đảm bảo ảnh không bị quá tối.

Sử dụng flash rời cắm vào chân đèn trong các máy ảnh DSLR tưởng là đơn giản – lắp vào, ngắm và chụp. Ấy nhưng phần lớn trường hợp ảnh ra, chủ thể được phơi sáng tốt trong khi hậu cảnh rất tối.
Phần lớn người chụp ảnh chuyên nghiệp chẳng thích những tấm hình kiểu như vậy bởi chụp xong chẳng biết là mình chụp ở chỗ nào nữa vì chẳng thấy hậu cảnh đâu cả. Tuy nhiên, chỉ với chút xíu sáng tạo, bạn có thể biến cái đèn rời trở thành một phụ tùng không thể thiếu giúp cho ra đời những bức ảnh đẹp.

Các kỹ thuật mô tả dưới đây có thể sử dụng phối hợp với nhau để cho hiệu quả tốt, vì vậy bạn cứ thực tập hết để trang bị cho mình các kỹ năng chụp mong muốn.
1. Phản sáng 1
Một số cây đèn, như chiếc Canon Speedlite 580EX đã có sẵn một tấm card phản sáng ngay phía trên đèn. Bằng cách phản chiếu một phần ánh sáng vào đó, ánh sáng gắt sẽ được tản bớt và phủ thêm một phần rộng hơn. Nếu điều kiện cho phép, một phần ánh sáng có thể được đánh bật lên trần nhà (hoặc các mặt phẳng khác) rồi hắt trở lại chủ thể, giúp chiếu sáng được chuẩn hơn.
