Kỹ thuật căn nét tự động một điểm
Nov. 28, 2017 | Kỹ thuật nhiếp ảnh, video | 7,122x | Qui định | Tham giaSingle-Point AF Technique
Máy ảnh ngày nay với hệ thống căn nét tự động rất phát triển, từ tự động hoàn toàn tới tự lựa chọn các điểm bắt nét, nhận dạng và bắt nét theo khuôn mặt, v.v… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể vẫn muốn sử dụng chế độ căn nét tự động một điểm (Single-point AF) để hoàn toàn làm chủ khu vực nét trong khuôn hình, đặc biệt khi sử dụng DOF mỏng đòi hỏi độ chính xác cao hơn cũng như phần tiền cảnh có nhiều chướng ngại vật khiến hệ thống căn nét tự động AF dễ mắc sai lầm.
Hệ thống căn nét tự động AF với rất nhiều điểm căn nét của 1 máy ảnh DSLR chuyên nghiệp.
Sau đây, VinaCamera.com xin giới thiệu 2 kỹ thuật căn nét tự động 1 điểm thường được sử dụng nhất.
2 kỹ thuật này là:
(1) Di chuyển điểm căn nét tới vị trí căn nét và chụp luôn.
(2) Sử dụng điểm căn nét chính giữa, và lấy lại bố cục sau khi căn nét.
Mỗi kỹ thuật sẽ có lợi thế riêng. Mời bạn xem cụ thể.
Căn nét tự động 1 điểm là chỉ sử dụng 1 điểm căn nét (trong số rất nhiều điểm căn nét mà maý sẵn có để căn nét. Để sử dụng 1 điểm để căn nét, giúp loại bỏ các sai sót mà hệ thống căn nét có thể mắc phải do “nhận nhầm” các điểm không quan trọng thành các điểm quan trọng trong khuôn hình, hoặc tiền cảnh có nhiều chướng ngại vật và hệ thống căn nét tự động có xu hướng bắt nét vào các điểm gần nhất (có tương phản tốt nhất), trước tiên, cần điều chỉnh chế độ căn nét AF sang hình thức căn nét 1 điểm (Single-point A).
Lưu ý:
- Ở chế độ căn nét tự động 1 điểm, máy ảnh vẫn căn nét tự động chứ không phải người chụp xoay tay căn nét thủ công.
- Ở chế độ này, thông thường ở tất cả các thân máy ảnh, đều sử dụng nút đa chiều, còn gọi là bánh xe đa chiều (multi-selector) để điều chỉnh vị trí điểm căn nét tới các khu vực khác nhau trong khuôn hình.
- Thông thường, khi nhấn vào nút OK hoặc SET ở giữa nút đa chiều điểm căn nét sẽ trả về vị trí giữa khuôn hình.
- Nếu máy đang ở chế độ ngủ/chờ (stand-by), cần nhấn nhẹ nút cò (nút chụp) để máy kích hoạt làm việc trở lại, từ đó mới có thể nhìn thấy điểm căn nét hoặc/và hệ thống căn nét tự động AF
- Với hầu hết tất cả các thân máy Nikon DSLR, có 1 tính năng rất tiện dụng và thông mình: Đó là nếu bạn đang bật đèn hỗ trợ căn nét tự động (AF-illuminator), mà trong trường hợp cần tắt khẩu cấp đèn này (để tránh bị chú ý), nếu đang ở chế độ căn nét AF một điểm, bạn chỉ cần chuyển điểm căn nét lệch khỏi tâm (không nằm ở vị trí giữa khuôn hình nữa), lập tức đèn hỗ trợ nét cũng tắt theo. Khi muốn dùng lại, chỉ việc chuyển điểm căn nét về vị trí trung tâm là đèn lại hoạt động bình thường.
(1) Di chuyển điểm căn nét tới vị trí căn nét và chụp luôn.
Đây là một kỹ thuật nhiều người sử dụng trong trường hợp căn nét, khóa nét xong cần bấm chụp ngay, khó di chuyển máy để bố cục lại do DOF quá mỏng, việc di chuyển chưa điều luyện có thể làm mất nét. Ký thuật này tiện dụng nếu bạn chụp nhiều kiểu khác nhau ở cùng 1 tư thế chụp, cùng chiều máy dọc hoặc ngang, khuôn hình không thay đổi nhiều, vị trí điểm căn nét trong khuôn hình (ví dụ mắt người trong ảnh chân dung) nằm tương đối cố định giữa các kiểu chụp khác nhau.
Các bước thực hiện:
- 1a. Ướm thử bố cục tạm thời.
- 1b. Di chuyển điểm căn nét tới vị trí muốn lấy làm căn cứ để căn nét tự động
- 1c. Nhấn và giữ nửa nút cò để máy bắt nét và bấm chụp ngay. Nếu bạn muốn điều chỉnh bố cục đôi chút, bạn có thể sử dụng nút AF-ON để kích hoạt hệ thống căn nét và giữ khóa nét giúp thuận lợi hơn.
1a. Ướm bố cục tạm thời
1b. Di chuyển điểm căn nét tới vị trí mong muốn (ví dụ: mắt)
1c. Khóa nét và nhấn chụp



Kỹ thuật này, như đã nói, hết sức tiện dụng nếu bạn chụp nhiều kiểu liên tục ảnh với bố cục tương đối giống nhau. Tuy nhiên, có 1 cái dở với kỹ thuật này là ở chỗ, nhiều khi không chọn được điểm căn nét xung quanh hoàn toàn phù hợp với vị trí muốn căn nét, đặc biệt với các máy ảnh cấp thấp có hệ thống căn nét và số điểm căn nét hạn chế. Để khắc phục, bạn có thể chọn điểm phù hợp nhất rồi tiến hành bố cục lại đôi chút cho hoàn toàn phù hợp. Một điểm trừ nữa với kỹ thuật này, cũng thường thấy ở các máy ảnh cấp thấp, là các điểm căn nét ở rìa khu vực giới hạn căn nét không chính xác bằng các điểm ở giữa, dẫn tới nếu sử dụng có thể khiến việc căn nét tự động AF thiếu chính xác. Bạn cần kiểm tra kỹ phần cứng máy ảnh của mình để vận dụng hiệu quả.
(2) Sử dụng điểm căn nét chính giữa, và lấy lại bố cục sau khi căn nét.
Với các tay máy chuyên nghiệp và điêu luyện, và đôi khi chỉ là do thói quen sử dụng, điểm căn nét chính giữa luôn hấp dẫn khi sử dụng bởi độ chính xác luôn là cao nhất, không phải dùng nút đa chiều xoay chuyển điểm căn nét tới các vị trí khác nhau khiến mất thêm thời gian, cũng như sau đó phải đưa về điểm khác có thể ở đầu bên này của khuôn hình với số lần nhấn chuyển khá nhiều.
Lợi thế của việc chỉ sử dụng điểm căn nét chính giữa khi căn nét một điểm là bạn không cần quan tâm gì thêm tới việc di chuyển điểm căn nét (trừ khi di chuyển lệch đi để tắt đèn hỗ trợ căn nét ở Nikon), không phải khó chịu bởi cái nút đa chiều nhiều khi chập chờn, và làm mất thời gian điều khiển, từ đó bạn có thể tập trung thời gian và tinh thần sảng khoái vào việc theo dõi các hoạt động xung quanh, tìm được khoảnh khoắc đẹp để bấm chụp.
Các bước thực hiện:
- 2a. Lấy bố cục khuôn hình.
- 2b. Di chuyển điểm giữa của khuôn hình (cũng là điểm đang có điểm căn nét) tới vị trí điểm muốn căn nét trong khuôn hình, ví dụ: mắt. Sau đó
khóa nét (bằng cách nhấn giữ nửa nút cò hoặc nhấn giữ nút AF-ON. - 2c. Lấy lại bố cục (di chuyển máy bảo đảm khoảng cách từ máy tới chủ thể không thay đổi so với lúc khóa nét. Rồi nhấn chụp.
2a. Lấy bố cục
2b. Di chuyển khuôn hình để điểm căn nét chính giữa nằm vào chỗ muốn căn nét (ví dụ: mắt)
2c. Lấy lại bố cục và nhấn chụp



Ký thuật sử dụng điểm giữa và bố cục lại hết sức tiện dụng, giúp các thao tác nhanh hơn và không bao giờ phải lo tới điểm căn nét AF đang nằm ở đâu.
Lưu ý: Với ký thuật (2) này, có 2 lưu ý quan trọng, và cần luyện tập để không mắc sai lầm:
- Khi di chuyển máy lấy lại bố cục, luốn giữ nguyên khoảng cách từ máy tới chủ thể.
- Có thể cúp hình rộng ra đôi chút, rồi sau cúp cắt lại cho phù hợp để: Vừa tăng được DOF đôi chút (nếu muốn), vừa dễ quyết định cúp hình lại trong quá trình hậu kỳ do tốc độ chụp nhanh hơn với kỹ thuật này.
Ảnh: Chân dung một người bạn.
VinaCamera.com
2008-2017
★ ★ ★ ★ ★