Ống kính góc rộng: Những điều cần biết
Aug. 20, 2010 | Kỹ thuật nhiếp ảnh, video | 32,492x | Qui định | Tham giaỐng kính góc rộng (wide-angle lens) thường cùng lúc mang lại nhiều điều thú vị cũng như thất vọng đối với người chơi ảnh. VinaCamera có bài viết giới thiệu một số khía cạnh của ống kính góc rộng sau đây.
Thế nào là một ống kính góc rộng?
Như chúng ta đã biết, từ một khoảng cách đặt máy như nhau, một ống kính có tiêu cự (focal length) càng ngắn thì góc ảnh càng rộng, nghĩa là càng thu được vào máy ảnh một không gian lớn hơn, ngược lại, tiêu cự càng dài thì không gian thu vào máy càng hẹp. Nhưng ống kính có tiêu cự bao nhiều thì được coi là một ống kính góc rộng?
Tạo ấn tượng với ống góc rộng
Đối với một thân máy toàn khổ (full-frame) có bản phim là 35mm (Xem thêm)- hoặc cảm biến 36×24mm đối với máy ảnh kỹ thuật số, một ống kính tiêu chuẩn có tiêu cự vào khoảng 50mm. 50mm là tiêu cự cho góc ánh giống nhất với khả năng thu nhận không gian hình ảnh của mắt con người. Những ống kính có khả năng mở rộng hơn tầm góc ảnh tiêu chuẩn (tức có tiêu cự nhỏ hơn 50mm) sẽ được coi là ống kính góc rộng. Các ống kính góc rộng cũng được chia làm 3 loại chính: Góc rộng, góc siêu rộng và góc cực siêu rộng. Đó là đối với thân máy toàn khổ. Vậy với thân máy gắn cảm biến cúp nhỏ (APS-C) thì sao? Do gắn cảm biến cúp nhỏ, hình ảnh thu về máy của cùng một tiêu cự sẽ bị hẹp hơn. Bảng sau sẽ cho ta thấy các giá trị tương đương về khái niệm góc rộng khi lắp ống kính vào các loại thân máy khác nhau.
Bảng qui đổi tiêu cự theo các tiêu chí góc rộng của ống kính
Bảng trên cho thấy, một ống kính có cự tiêu cự từ 40mm đến 58mm khi lắp trên thân toàn khổ sẽ được coi là một ống tiêu cự tiêu chuẩn, trong khi đó, để được gọi là một ống tiêu cự tiêu chuẩn trên thân máy DX (có hệ số 1.5x như của Nikon), ống kính phải đạt tiêu cự khoảng 28mm. Như vậy, khi gắn trên thân toàn khổ, một ống kính có tiêu cự 24-35mm sẽ được coi là một ống góc rộng, còn để được coi là một ống kính có góc rộng trên thân gắn cảm biến cúp nhỏ 1.5x, ống phải có tiêu cự là 16-24mm và trên thân 1.6x là 15-21mm.
Các đặc điểm và cách sử dụng ống kính góc rộng
1. Góc máy (position) và phối cảnh (perspective)
Khi sử dụng ống rộng, góc đặt máy rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới các đường thẳng của chủ thể. Góc đặt máy (so với phương thẳng đứng với mặt đất), ví dụ khi chụp một tòa nhà cao, nếu đặt máy thẳng đứng, chân đế và đỉnh tòa nhà sẽ có hình ảnh bằng nhau, nếu đặt máy chếch lên đỉnh, đỉnh tòa nhà sẽ có kích thước nhỏ hơn trong ảnh), khi chụp với ống góc rộng, do xu hướng khuếch đại các hiệu ứng phối cảnh, người chụp cần để ý nhiều hơn tới phối cảnh của chủ thể để tránh việc chủ thể bị đổ sấp, đổ ngửa không mong muốn, đồng thời chủ động tận dụng đặc điểm này để tạo tính nghệ thuật cho bức ảnh. Người chụp nên thử nghiệm các góc đặt máy khác nhau để tạo ấn tượng cho bức ảnh.
Quá khứ liêu xiêu
2. Độ méo ảnh (distortion)
Các ống góc rộng thường có độ méo hình cao hơn. Đặt máy càng gần chủ thể thì độ méo hình càng tăng, vì vậy, để bức ảnh có giá trị nghệ thuật, khi sử dụng ống góc rộng, người chụp cần tìm hiểu về độ méo hình của ống kính đang sử dụng để kiểm soát tốt độ méo hình, chuyển nhược điểm này thành những ưu điểm có chủ đích trong khuôn hình. Lưu ý: Độ méo hình ở đây đề cập đến độ méo (phình to, lồi ở giữa và các cạnh) không mong muốn và không kiểm soát được chứ không phải có chủ đích trong sản xuất như đối với ống kính mắt cá (fisheye lens).
Cũng do đặc điểm ống góc rộng có xu hướng khuếch đại các chi tiết trong đó có các sai sót cúp hình, độ lệch chéo của các đường nét của chủ thể và các chi tiết sai sót khác do đặt lệch máy ảnh, người chụp cần chú ý hơn tới các chi tiết này khi sử dụng ống kính góc rộng, đặc biệt là các chi tiết ở sát mép ảnh.
3. Có nên cúp hình tất cả mọi cảnh vật?
Một xu hướng khó cưỡng lại khi sử dụng ống góc rộng là người chụp có mong muốn thu vào khuôn hình càng nhiều không gian chủ thể; nói cách khác, người chụp muốn “lấy được tất cả mọi thứ” vào một bức ảnh. Sở dĩ có xu hướng này là do người chụp bị choáng ngợp bởi khả năng mở rộng góc ảnh của ống kính góc rộng, nhất là khi sử dụng trong các không gian có giới hạn như các tòa nhà hay hang động. Đây là một hạn chế lớn nhất khi sử dụng ống góc rộng.
Mặc dù không có gì sai trong việc sử dụng ống góc rộng để cúp được nhiều không gian hơn nữa vào khuôn hình, ống góc rộng không phải được dùng chủ yếu để “lấy được nhiều hơn”. Nếu muốn chụp được nhiều không gian hơn với một ống kính bất kỳ, ống tiêu chuẩn 50mm chẳng hạn, bạn chỉ cần lùi xa chủ thể hơn nữa cũng sẽ thu vào khuôn hình được toàn bộ không gian mong muốn. Hơn nữa, do tỷ lệ in ảnh thường nhỏ, khi cố gắng cúp hình toàn bộ cảnh vật, các chi tiết trong ảnh sẽ trở nên nhỏ tí xíu và không tạo nét đặc biệt cho bức ảnh.
Cúp hình tất cả nhưng không hề ấn tượng
Ống góc rộng thực chất thường được nhiếp ảnh gia sử dụng để có thể chụp gần hơn với các hiệu ứng và bố cục ấn tượng hơn. Điều có thể làm cho nhiều người ngỡ ngàng khi biết được rằng, với ống kính góc rộng lại càng nên tiến gần hơn tới chủ thể đẻ có thể tạo ra những bức ảnh đẹp.
Chủ thể nổi bật trên nền hậu cảnh rộng lớn
Tiến gần hơn tới chủ thể
4. Thể hiện cá nhân
Ống kính góc rộng là công cụ hiệu quả cho việc thể hiện cái riêng tư, cá nhân của nhiếp ảnh gia do các hiệu ứng khuyếch đại phối cảnh. Người chụp ống góc rộng có cơ hội thử nghiệm và thể hiện cách nhìn riêng đối với cảnh vật và chủ thể, một điều hết sức quan trọng để có được những bức ảnh đẹp và độc đáo.
Thử nghiệm với hiệu ứng “chân dài”
Một số hình ảnh với ống kính góc rộng Tokina AF 11-16mm f/2.8 AT-X Pro DX trên thân cúp nhỏ Nikon. Cảnh Đại Nội (Huế).
VinaCamera.com
2008-2013
February 20th, 2011 at 10:02
Rất ấn tượng với những ảnh minh họa của anh.
Nhất là ảnh đầu tiên
sau đến ảnh chân dài :) e biết chị rồi nên càng thấy ý nghĩa của góc nhìn và cách tạo hiệu ựng. Chứ nhiều người chụp ảnh chỉ cốt để lấy được ảnh nét và thu được nhiều vào khuân hình thôi. Có thời gian e xin cấp cặp theo anh.
February 22nd, 2011 at 03:04
Hic. Chú Quang Anh quá khen rồi. Dù sao cũng cảm ơn nhiều. Mấy cái này anh chụp bằng Tokina 11-16mm, f/2.8 trên Nikon APS-C nên cũng chưa thực sự tận dụng hết được cái gọi là góc rộng (Ống Tokina này chỉ phù hợp cho APS-C). Mà kích cỡ ảnh cũng rất quan trọng, ảnh bé đưa lên mạng giảm giá trị của độ phóng to đi nhiều. Đây cũng là điều đáng chú ý khi sử dụng ống góc rộng vì ảnh bé mà tham cúp hình nhiều chủ thể thì mỗi thứ chỉ còn bằng cái cúc áo, trông sẽ như rổ táo mèo phơi khô ngâm rượu thôi…
:D
Hôm nào gặp nhau đi phượt ảnh nhé.
February 22nd, 2011 at 21:08
Vâng khi nào có chương trình gì hay a thông báo cho e bám càng với.
November 26th, 2011 at 02:25
bác ơi, bác ở Huế à sao hình minh họa của bác toàn ở Huế, em cũng ở Huế
September 13th, 2012 at 23:52
Xin chào các anh chị bên Vinacamera. Em là một người mới chơi chụp hình, cũng vì gấu nhà em mê chụp hình nên em mới bước chân vào con đường mê hoặt này. Và hiện giờ em đang xài Nikon D5100, và sau khi đọc xong bài viết về Len Wide của các anh chị đăng trên forum (em đang tìm kiếm cho mình một em Wide) nhưng không có nhiều kinh nghiệm nhiều trong vấn đề này. Mong các anh chị cho em vài lời chỉ dẫn, và nếu được nữa anh chị có thể chỉ cho em biết nên mua em nào. Em thường chụp ảnh chân dung, đám cưới cho bạn bè, và vài sự kiện như Trung Thu xắp tới cho các em Thiếu Nhi. Từ trong lòng em là chụp vì đam mê và giúp cho mọi người có thêm những bức hình đẹp cho bản thân mình, Chứ không vì tiền bạc gì cả. Mong các anh chị giúp đỡ em, vì khi mua một món đồ nào đó em thường rất quý trọng nó (sẽ không đổi tới đổi lui). Vì có nhiều người khuyên em nên mua chú 85mm/f1.8G của Nikon, nhưng rất mong anh chị bên Vinacamera cho em vài lời khuyên. Em xin cám ơn rất nhiều.
September 14th, 2012 at 14:19
@ Duy Bui: Chơi ống góc rộng Nikon, bạn có thể tham khảo ống tiêu cự cố định (fix) 20mm f/2.8D (giá hơn 11 triệu) hoặc chơi các ống của hãng thứ 3 sx (gọi là ống FOR). Ống FOR góc rộng cho chất lượng cực tốt là ống Tokina 11-16mm f/2.8 (giá hơn 14 triệu).
- Wide angle lens chủ yếu sử dụng chụp phong cảnh, nhưng nếu vận dụng tốt cũng có thể chup chân dung rất đẹp.
September 14th, 2012 at 21:40
Gữi các anh chị bên Vinacamera. Cám ơn anh chị đã cho em vài lời khuyên. Ngoài ống Tokina 11-16mm ra thì không biết bên Sigma và tamron, và các hãng For khác có em Len nào có thể làm được những điều mà em muốn không. Vì cũng là SV mới ra trường nên kính phí xắm thêm Len là không được khả quan lắm. Anh chị có thể cho em vài VD tằm $500 Obama đổ lại thui được hum? Cám ơn anh chị rất nhiều.
September 14th, 2012 at 22:59
@ Duy Bui: Thế thì em nên chơi cái 18-55mm f/3.5-5.6G VR cho nó khỏe. Bao giờ tay nghề lên và có thêm ngân lượng thì mua sau, chưa muộn. Ống góc rộng muốn tốt giá luôn cao, mua cố sau này dở lắm.
February 28th, 2014 at 20:25
Xin chào anh vinacamera,
Em vừa mới mua nikon 12-24mm cho nikon d7000 của em, anh cho xin đánh giá cá nhân của anh về ống kính này, vì em thấy có ít đánh giá về lens này. Cám ơn anh
February 28th, 2014 at 20:54
@ Damvanduc: 12-24mm DX chất lượng miễn chê. Độ bền cao. Cứ thế chơi thôi.
- Mời bạn đọc thêm bài này về sử dụng ống góc rộng: http://vinacamera.com/?p=171
March 2nd, 2014 at 17:13
Xin chào vinacamera,
Anh cho em hỏi 1 câu nữa: filter ND nào hay dùng cho phong cảnh nhiều nhất, em cám ơn anh
March 2nd, 2014 at 18:12
@ Dam van duc: ND thì như nhau thôi, bạn cần cắt bao nhiêu khẩu thì chơi cái đó. ND2 là cắt 1 khẩu, ND4 2 khẩu, ND8 3 khẩu, cứ thể gấp đôi lên là cắt thêm 1 khẩu.
- Bạn cần cắt mấy khẩu?
April 10th, 2014 at 09:44
Nhìn cảnh Huế mà nhớ Huế quá.
Chào vinacamera!
Cho em hỏi một câu: Thường mấy ngày tết em hay chụp ảnh nhiều người trong một ảnh, nếu chụp đại gia đình thì chắc cũng gần 40 người. Mà nhà lại nhỏ khoảng cách chụp lại gần (Từ máy đến chủ thể khoảng 2m), tết mới đây em có chụp một tấm mà bị méo người hai bên rất khó xem. Em đang dùng máy Pen EP3 không biết dùng ống kính nào để có một tấm đẹp cho đại gia đình nhà em.
Em cảm ơn!
April 11th, 2014 at 08:14
@ Lê Nam: Bạn sử dụng ống góc rộng và đứng sát chủ thể chụp như vậy thì méo là bình thường, nhất là các ống siêu rộng.
- Muốn đỡ méo hơn, bạn cần đứng xa ra, tăng khoảng cách với chủ thể, và chú ý cân bằng máy theo chiều ngang, không nên chổng ống lên hoặc xuống.
- Sau khi chụp có thể dùng phần mềm như Photoshop chỉnh cho bớt méo, nhưng cũng không hết hẳn. Để chỉnh tốt, cần chụp rộng ra, nếu chụp chủ thể sát mép, khi chỉnh sẽ bị mất hình.
October 1st, 2015 at 08:49
chào vinacamera!!
e là sv đang muốn học chụp ảnh
vậy e rất mong ad chỉ và hướng dẫn giúp e cách sử dụng và các kĩ năng chụp ảnh được không ạ..
mong ad giúp đỡ em
October 4th, 2015 at 21:56
@ tuấn việt: Bạn xem thông tin tại đây nhé: http://vinacamera.com/?p=1333