Máy ảnh của bạn có phải là máy ảnh chuyên nghiệp?
Thế nào là một máy ảnh chuyên nghiệp? Thực ra, “chuyên nghiệp” chỉ là một khái niệm chứ không phải là một tiêu chí cụ thể. Bất kỳ một máy ảnh nào, dù đơn giản đến đâu, cũng có thể được coi là một máy ảnh chuyên nghiệp nếu nằm trong tay của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp (người kiếm tiền bằng nghề ảnh).
Nikon D3x
Tuy nhiên, do các yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong nhiếp ảnh, một máy ảnh phải có những tính năng và chất lượng nhất định mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. VinaCamera.com xin nêu 3 tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá mức độ chuyên nghiệp của một máy ảnh, bao gồm:
1. Độ bền cao
• Máy ảnh có độ bền cao càng chuyên nghiệp bởi nhu cầu chụp ảnh thường xuyên trong mọi điều kiện thời tiết và hoàn cảnh của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Các máy ảnh có vỏ máy ọp ẹp, nút bấm và các lẫy, khóa, nắp các loại dễ gẫy vỡ, lỏng lẻo, tuổi thọ cửa chập không cao đều không thể đáp ứng được các nhu cầu chụp ảnh với cường độ cao của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
• Để thân máy và các bộ phận có độ bền cao đòi hỏi các chi tiết phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cao cấp chống chịu được va đập và thời tiết. Vì vậy, máy ảnh chuyên nghiệp thường có trọng lượng nặng hơn nhiều so với máy ảnh du lịch hay nghiệp dư.
2. Hệ thống điều khiển với các nút bấm trực tiếp
• Với yêu cầu thao tác trong chụp ảnh chuyên nghiệp, máy ảnh càng có nhiều nút bấm trực tiếp bố trí hợp lý trên thân máy càng mang tính chuyên nghiệp cao. Các nút bấm như vậy giúp nhiếp ảnh gia tiếp cận nhanh và hiệu quả với các chức năng của máy để làm chủ hoàn toàn chiếc máy ảnh trong mọi hoàn cảnh và khoảnh khắc. Các loại máy ảnh có ít nút bấm trên thân máy và người sử dụng phải điều khiển các chức năng qua hệ thống menu mềm trên màn LCD đều không đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh chuyên nghiệp.
• Các nút bấm cũng cần có độ bền và độ tin cậy cao.
3. Tính năng phong phú – hiệu quả
• Máy ảnh càng có nhiều tính năng phục vụ mọi yêu cầu về nhiếp ảnh càng mang tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các chức năng này – như nêu ở tiêu chí 2 – càng được bố trí điều khiển qua các nút bấm trực tiếp trên thân máy càng làm cho chiếc máy ảnh trở nên chuyên nghiệp hơn.
• Các chức năng của máy phải đem lại hiệu quả chất lượng hình ảnh cao thực sự, cho phép ảnh chụp có thể đem phóng to, in ấn cỡ lớn vẫn rõ nét và đảm bảo chất lượng màu sắc. Nhiều loại máy ảnh nghiệp dư giá rẻ cũng có nhiều chức năng nhưng hiệu quả chỉ ở mức độ trung bình, thậm chí chỉ là có cho đủ bộ thì không thể xếp vào loại chuyên nghiệp được.
Một số đặc điểm của máy ảnh KTS chuyên nghiệp
• Thân và vỏ máy chắc chắn, độ bền cao; thường có trọng lượng nặng hơn máy giá rẻ
• Hệ thống nút bấm điều khiển trực tiếp phức tạp, bố trí hợp lý, độ tin cậy cao
• Cửa chập – thường làm bằng lá thép – có tuổi thọ cao, và có khả năng đạt tốc độ cao
• Cảm biến toàn khổ (full-frame) kích thước 36×24mm (để tương thích hoàn toàn và tận dụng tối đa công năng của ống kính)
• Tốc độ chụp liên tục (tính bằng hình/giây) cao
• Tốc độ đồng bộ đèn ảnh (flash sync speed) cao – ít nhất phải là 1/250, có thể lên tới 1/1000
• Số lượng ảnh ở chế độ chụp gói ảnh (bracketing) nhiều – từ 5 ảnh trở lên
• Tốc độ truy cập dữ liệu cao, bộ nhớ trong lớn chứa được nhiều ảnh cỡ lớn trước khi truy xuất sang thẻ nhớ
• Mức độ nhiễu màu thấp khi chụp ở độ nhạy ISO cao trong điều kiện ánh sáng yếu
Ngoài ra, khi đánh giá mức độ chuyên nghiệp của một máy ảnh KTS, bạn không nên nhìn vào các chức năng hào nhoáng được quảng bá “một tấc đến trời” mà cần tìm hiểu các đánh giá chất lượng thực tế qua các kênh thông tin chuyên nghiệp. Nhìn chung, sự khác biệt giữa máy ảnh chuyên nghiệp và các loại máy khác thường nằm ở những chi tiết nhỏ mà người chơi ảnh thông thường không chú ý tới, không biết sử dụng và nhiều khả năng là không bao giờ cần đến.
Sau đây là đánh giá mức độ chuyên nghiệp của thân máy ảnh KTS dựa trên đánh giá của các tạp chí nhiếp ảnh uy tín. 10 điểm là chuyên nghiệp nhất.
Ghi chú kích thước cảm biến (photosensor/sensor):
- Full-frame (toàn khổ) = 36×24mm (tương đương bản phim nhựa truyền thống)
- Canon APS-C = 1.6x (của toàn khổ 36×24mm)
- Canon APS-H = 1.3x (của toàn khổ 36×24mm)
- Nikon APS-C = 1.5x (của toàn khổ 36×24mm)
- Olympus 4/3 = 18×13.5mm
VinaCamera.com
2008-2010
January 27th, 2012 at 14:30
vinacamera ơi, cho em hỏi với: em là người mới chụp ảnh, em dự định mua nikon d300s! sở thích của em là chụp phong cảnh và người, mong vinacamera tư vấn dùm em nên mua lens nào cho phù hợp!!!
January 27th, 2012 at 17:59
@ sontung: D300s chụp rất hay, hiện vẫn là đỉnh của dòng cảm biến cúp nhỏ (crop) của Nikon. Để tham khảo mua ống kính, mời bạn đọc các bài này:
- http://vinacamera.com/?p=253
- http://vinacamera.com/?p=161
January 30th, 2012 at 11:08
thanks vinacamera :)
January 30th, 2012 at 11:22
cho em hỏi thêm! với tầm 2500$ thì em nên mua ntn (cả thân d300s và lens)!
February 4th, 2012 at 18:11
vinacamera cho em hoi: giua nikon d700 va canon 5d mark II thi em nao hon? em thay tren vinacamera co so sanh thi 5d mark II cao diem hon d700! nhung chi so nao de so sanh la 5d mark II cao hon d700?
February 5th, 2012 at 00:00
@ sontung: Canon 5D Mark II được đánh giá cao hơn Nikon D700 một chút.
- Để đánh giá một máy DSLR, nhất là về độ chuyên nghiệp – như đã nói trong bài trên – có rất nhiều tiêu chí (tuy vậy, độ phân giải cảm biến, thường được người ta nhắc tới khi nói về máy số, lại không phải là yếu tố quyết định). Các yếu tố của máy chuyên nghiệp thường là: Độ tin cậy, màu trung thực – sắc nét, căn nét chính xác – nhanh với càng nhiều điểm căn nét càng tốt, khả năng chụp liên tục nhanh và nhiều kiểu, độ bền cửa chập cao, tốc độ đồng bộ đèn cao, và đặc biệt là hệ thống điều khiển nhiều nút chức năng bố trí hợp lý ngay bên ngoài thân máy. Đây cũng chỉ là một vài tiêu chí chính, còn nói chung sẽ phải so sánh từng chi tiết nhỏ một. Đánh giá của các tổ chức đánh giá khác nhau cũng có thể khác nhau dựa trên độ chính xác thực nghiệm hiện trường (field test) của họ.
- Ghi chú: Lần sau bạn nhớ đánh máy tiếng Việt có dấu đầy đủ.
February 5th, 2012 at 07:59
Thanks VinaCamera!!!
February 6th, 2012 at 17:56
VinaCamera cho em hỏi: em lên các diễn đàn thì thấy mọi người thường thích d700 hơn là 5D mark II! cho em hỏi VinaCamera, nếu được chọn thì VinaCamera chọn em nào?? em thấy phân vân quá :) (em không phải là fan của canon hay nikon)
May 29th, 2015 at 21:55
E len mua máy ảnh loai gj de dung chup ảnh cưới .mở ảnh viện áo cưới ạ
May 29th, 2015 at 22:23
@ nguyễn thị hương: Tốt nhất là máy toàn khổ full-frame, Nikon D610/D750 hay Canon 5D Mark II/III/IV
March 7th, 2016 at 19:32
Cho em hỏi máy ảnh sony dsc d300 có ống nhòm ko hay chụp giống điện thoại ạ
March 7th, 2016 at 19:55
@ bùi thị ngọc lan: Không có máy nào là sony dsc d300. Bạn kiểm tra lại.
February 20th, 2017 at 23:09
cho em hỏi các anh em trong nhóm em có khoảng 15tr nên mua máy nào để chụp ảnh chuyên nghiệp để đi làm chụp ảnh được ạ ?
February 23rd, 2017 at 00:48
@ kiều trí thành: Máy nào cũng chụp chuyên nghiệp được, tầm tiền đó thì chơi D7000 + ống kính Tamron hoặc Sigma 17-50mm f/2.8 là OK.