Bảng giá trị phơi sáng (EVs)
Oct. 26, 2008 | Kỹ thuật nhiếp ảnh, video | 28,554x | Qui định | Tham giaExposure Value
Giá trị phơi sáng (exposure value = EV) thường xuyên được đề cập trong thế giới nhiếp ảnh. Đây là giá trị thể hiện độ phơi sáng tạo nên bởi sự kết hợp giữa khẩu độ mở (apature = f/stop) và tốc độ cửa chập (shutter speed).
Khẩu độ mở để ánh sáng lọt qua ống kính thường được thể hiện trên tỷ lệ giữa tiêu cự (focal length) và đường kính lỗ lọt sáng trong ống kính f/1.0 f/1.4 f/2.0 f/2.8 f/4 f/5.6 f/8 f/11 f/16 f/22 f/32 f/45 f/64, v.v… được tính tăng giảm theo bước (stop), bước trước cho lượng ánh sáng khoảng gấp đôi bước sau (Giá trị f/stop càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và ngược lại). Ở các máy kỹ thuật số cho phép tăng giảm với giá trị nhỏ hơn. Trong giới chơi ảnh Việt Nam, các “stop” khẩu độ mở còn được gọi là “khẩu”, ví dụ: tăng một khẩu, giảm hai khẩu.
Tốc độ cửa chập thường được thể hiện bằng giây hay phần của giây và thông thường được tính tăng giảm theo bước (stop), thường bước sau có giá trị gấp đôi bước trước: 1 1/2 1/4 1/8 1/15 1/30 1/60 1/125 1/250 1/500 1/1000 1/2000, 1/4000 v.v… Các máy kỹ thuật số cho phép tăng giảm với các giá trị nhỏ hơn.
Sự kết hợp giữa hai giá trị này tạo ra độ phơi sáng của ảnh, đôi khi cũng được tính bằng bước (stop). Nếu tính tương đối, trong một giới hạn nhất định, khi tăng khẩu độ mở lên một bước (giảm giá trị f/stop xuống một stop) và giảm tốc độ của chập xuống một bước thì độ phơi sáng là không đổi. Giá trị này được liệt kê trong bảng sau giúp người chụp tính toán nhanh trong các trường hợp tăng giảm linh hoạt từng yếu tố để kiểm soát độ sáng của ảnh tốt hơn.
Bảng giá trị phơi sáng (exposure values) với ISO = 100
Các máy kỹ thuật số còn cho phép tăng giám giá trị EV với chức năng bù sáng (expusure compensation) và cho phép điều chỉnh với độ chính xác 1/3 hoặc 1/2 EV (Lưu ý: Trong bảng trên, giá trị EV càng lớn thì ánh sáng càng yếu. Giá trị này chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với độ nhạy ISO).
Trong bảng này, giá trị phơi sáng EV được đối chiếu theo hai yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập. Tuy nhiên, còn một yếu tố thứ ba ảnh hướng tới độ sáng của ảnh là độ nhạy của phim (hay cảm biến) ISO. Khi tăng độ nhạy ISO lên, độ sáng của ảnh cũng tăng, và khi giảm ISO thì độ sáng cũng giảm. Công thức tính giá trị phơi sáng kết hợp với độ nhạy ISO như sau:
Tăng ISO thêm một bước (tức là tăng lên gấp đôi, ví dụ ISO 100 lên 200, 200 lên 400, v.v…) sẽ làm tăng độ sáng của ảnh ở mức tương đương với giảm tốc độ của chập xuống một nửa hoặc mở khẩu độ thêm một khẩu (khẩu tính theo thang 1, 1.4, 1.8, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22, 32). Vì thế để EV không đổi, khi tăng ISO thì phải tăng tốc độ của chập lên theo, hoặc khép khẩu độ mở lại (tức là tăng chỉ số khẩu độ mở).
Các trường hợp sau sẽ cho độ sáng tương đương (tức giá trị EV không đổi), nếu tra bảng EV = 12:
1. IS0 100 + f/5.6 + 1/125s …..=> EV=12
2. ISO 200 + f/5.6 + 1/250s …..=> EV=12
3. ISO 200 + f/8 + 1/125s ………=> EV=12
-
Exposure times, in seconds or minutes (m), for various exposure values and f-numbers
EV f-number 1.0 1.4 2.0 2.8 4.0 5.6 8.0 11 16 22 32 45 64 −6 60 2 m 4 m 8 m 16 m 32 m 64 m 128 m 256 m 512 m 1024 m 2048 m 4096 m −5 30 60 2 m 4 m 8 m 16 m 32 m 64 m 128 m 256 m 512 m 1024 m 2048 m −4 15 30 60 2 m 4 m 8 m 16 m 32 m 64 m 128 m 256 m 512 m 1024 m −3 8 15 30 60 2 m 4 m 8 m 16 m 32 m 64 m 128 m 256 m 512 m −2 4 8 15 30 60 2 m 4 m 8 m 16 m 32 m 64 m 128 m 256 m −1 2 4 8 15 30 60 2 m 4 m 8 m 16 m 32 m 64 m 128 m 0 1 2 4 8 15 30 60 2 m 4 m 8 m 16 m 32 m 64 m 1 1/2 1 2 4 8 15 30 60 2 m 4 m 8 m 16 m 32 m 2 1/4 1/2 1 2 4 8 15 30 60 2 m 4 m 8 m 16 m 3 1/8 1/4 1/2 1 2 4 8 15 30 60 2 m 4 m 8 m 4 1/15 1/8 1/4 1/2 1 2 4 8 15 30 60 2 m 4 m 5 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 1 2 4 8 15 30 60 2 m 6 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 1 2 4 8 15 30 60 7 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 1 2 4 8 15 30 8 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 1 2 4 8 15 9 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 1 2 4 8 10 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 1 2 4 11 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 1 2 12 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 1 13 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 1/2 14 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 1/4 15 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 1/8 16 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 1/15 17 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 1/30 18 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 1/60 19 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 1/125 20 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 1/250 21 1/8000 1/4000 1/2000 1/1000 1/500 EV 1.0 1.4 2.0 2.8 4.0 5.6 8.0 11 16 22 32 45 64 f-number (Theo Wikipedia.org)
Tải bảng tham chiếu và chuyển đổi giá trị phơi sáng của VinaCamera.com tại đây:
- Tên tệp: VinaCamera.com_EV-Calc_v2.rar (20.1K)
- Hướng dẫn: Tải về máy, giải nén RAR và mở tệp VinaCamera.com_EV-Calc_v2.xlsx bằng MS. Excel.
- Tải về máy tính tại đây.
VinaCamera.com
2008
December 3rd, 2011 at 10:37
theo như bảng EV trên thì anh có thể cho biết ở giá trị nào cho mức sáng lý tưởng ạ?
cảm ơn anh!
December 3rd, 2011 at 21:15
@ Trường: Trước khi trả lời được câu hỏi của bạn, tôi cần biết thế nào là mức sáng lý tưởng của bạn? Nói đùa vậy thôi, sẽ không có một công thức cố định nào cho mức sáng lý tưởng cả. Tất cả phụ thuộc vào mục đích, ý định, con mắt nghệ thuật của bạn để quyết định giá trị EV nào, với tổ hợp khẩu và tốc là bao nhiêu. Nếu có một mức sáng lý tưởng thì đó là “đúng sáng”. Thế nào là đúng sáng lại hoàn toàn phụ thuộc vào ánh sáng trong khoảnh khắc bạn bấm máy. Hãy cho tôi khoảnh khắc đó – kèm theo quan niệm cái đẹp của bạn, tôi sẽ chỉ cho bạn mức sáng lý tưởng bạn muốn. Chúc Trường có nhiều ảnh đẹp!
April 2nd, 2013 at 13:17
Mình cũng có câu hỏi đó là:
- Với bảng EV như vậy thì mình nên chọn EV ở giá trị nào? Mình thấy thường mọi người rất hay để tốc 1/60s cho khẩu f5.6, 1/125s cho khẩu f2.8 cặp giá trị này tương đương với EV=11. Phải chăng EV=11 là giá trị nên để.
- Trên bảng EV bàn có highlight giá trị EV=8 và EV=16, nó có ý nghĩa như thế nào bạn?
Cảm ơn bạn,
April 2nd, 2013 at 13:25
@ Boon: Không có giá trị EV nào cố định. EV nào phụ thuộc bạn chụp ở điều kiện ánh sáng cụ thể nào, và mong muốn như thế nào. EV là giá trị ánh sáng của một bức ảnh, dù đã chụp hay sắp chụp. Chưa có ảnh thì chưa có EV thực tế. Hãy hình dung EV là đơn vị để đo như mét vuông (m2) tính diện tích, trước khi bạn biết được diện tích ngôi nhà của bạn bao nhiêu mét vuông thì bạn phải có 1 ngồi nhà cái đã…
- Phần bôi cùng 1 EV 8 và 16 là để các bạn hình dung tương quan giá trị khi thay đổi khẩu và tốc: Cùng EV nhưng có thể tăng khẩu, giảm tốc tùy vào từng mục đích chụp ảnh. Ví dụ như chỉ biết điện tích mặt bằng nhà bạn là 60m2, thì có rất nhiều khả năng khác nhau về chiều rộng và dài: 6x10m, 5x12m, 4x15m, v.v…
September 9th, 2013 at 11:38
Kính gửi Vinacamera !
Tôi chụp được 1 tấm hình ( trời tối ) với các giá trị như sau :
ISO 1600
F = 3.5
S= 1/15
No Flash
Như vậy giá trị EV của tấm hình này là bao nhiêu ?
Xin cám ơn !
September 10th, 2013 at 14:36
@ Amy: Bạn biết để làm gì?
September 12th, 2013 at 10:20
@Vinacamera : Tôi muốn biết vì khi dùng với ống kính khác, hoặc chụp bằng máy khác thì tôi sẽ tìm cách để đạt được EV đó !
September 12th, 2013 at 19:37
@ Amy: Bạn đạt được EV nào đó để làm gì? Vì bạn có biết giá trị ánh sáng lúc đó là bao nhiêu EV đâu – trứ phi đo sáng bằng máy hoặc máy ảnh. Mỗi hoàn cảnh chụp một khác, tức EV mỗi nơi mỗi khác…
April 13th, 2015 at 09:07
Cảm ơn Vinacamera về những bài viết rất hay và bổ ích. Xin cho tôi biết cách chụp một bức ảnh xoá phong đen kịt, thỉnh thoảng vẫn thấy trên fb up ảnh hoa lá với phông mầu đen rất đẹp. Một lần vô tình thử máy mình lại chụp được 1 kiểu như thế, sau thử lại ko được nữa. Giúp tôi với Vinacamera. Cảm ơn nhiều.
May 9th, 2015 at 18:39
@ Như ý: Dễ thôi. Bạn chụp bằng đèn, đẩy tốc độ lên cao, không cho ánh đèn hắt vào phông nền. Phông sẽ thiếu sáng, tối đi. Đôi khi cần chỉnh sửa thêm cho phông tối thêm thành đen kịt.