Kính lọc CPL (Circular Polerizer) – kính phân cực – là kính lọc hiệu ứng không thể thiếu được trong số các thiết bị chụp ảnh phong cảnh của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. VinaCamera.com xin giới thiệu sơ bộ như sau.
Kính phân cực C-PL được thiết kế và chế tạo nhằm kiểm soát ánh sáng phản xạ từ các vật thể đi vào ống kính theo các hướng khác nhau. Tùy vào từng góc xoay của kính, ánh sáng theo hướng nào sẽ “được phép” đi vào ống kính mạnh hay yếu.
Các ứng dụng chính
- Tăng cường tương phản, sáng tối các chi tiết như mây trời, cảnh vật trong ảnh phong cảnh;
- Triệt tiêu hoặc khuyếch đại ánh sáng phản xạ như với mặt nước hay các bề mặt bóng khác;
Cách sử dụng
- Xoay kính CPL và quan sát trong ống ngắm cho tới khi hiệu ứng mong muốn xuất hiện rõ nhất thì dừng xoay để chụp.
Lưu ý
- CPL có tác dụng hiệu quả nhất với ánh sáng xiên so với trục ống kính, ánh sáng từ 2 bên (side-light) của khuôn hình;
- CPL ít tác dụng, hoặc không có tác dụng khi ảnh sáng thẳng từ trên xuống hoặc chiếu thẳng trực tiếp vào ống kính. Hầu như không tác dụng khi chụp có sương mù, nhiều mây mù như ở các vùng núi của Việt Nam.
- Khi lắp CPL, giá trị ánh sáng bị giảm đi khoảng 1.3 đến 1.7 khẩu (stop).
Ảnh 1: CPL giúp triệt tiêu ánh sáng phản xạ trên mặt nước
Ảnh 2: CPL giúp khuyếch đại ánh sáng phản xạ trên mặt nước.
VinaCamera.com
2008-2015
June 8th, 2015 at 22:26
Cảm ơn Vinacamera. Vậy mà em mò mẫm đọc thì chỉ thấy mấy trang tiếng anh nói về triệt tiêu phản xạ trên mặt nước để chụp vật thể bên dưới. Họ còn nói nếu để mặt nước lấp lánh thì bỏ CPL. Thêm 1 công dụng khác là giảm mù trong không khí, làm các màu sắc saturated. Em định sắm thêm GND để chụp khi cần phơi. Như vậy chắc đủ dùng để chụp ảnh theo ý mình phải không ạ? Không cần có thêm UV filter? Nhờ Vinacamera tư vấn giúp em mua ở cửa hàng nào thì giá cả hợp lý nhất. Em cảm ơn.
June 8th, 2015 at 23:23
@ Banana: Khi bạn khống chế được phản xạ một chiều nào đó, đổ bóng sẽ tốt hơn, tự nhiên nó sẽ tăng cường độ màu (saturation), giảm mù (vì mù hiện rõ do ánh sáng đập vào các hạt nước nhỏ li ti bắn ra)…
- Thêm ND, GND nữa là đủ chơi phong cảnh. :)
* Thêm: 100 năm lịch sử nhiếp ảnh chẳng qua cũng chỉ là trăn trở, xoay sở với việc quản lý sáng tối theo đúng ý đồ thôi mà. :D
June 25th, 2015 at 16:34
VinaCamera có thể cho em vài gợi ý về kính lọc CPL này được không ?
Em thấy trên thị trường có rất nhiều hãng và chủng loại, Nên dùng loại nào ạ ??
June 25th, 2015 at 17:38
@ Tăng Văn Ngọc: Loại đắt và tốt nhất thì chơi B+W, khoảng 3-4 triệu/c, tùy kích cỡ.
- Loại rẻ hơn, rất tốt, là Marumi. Các loại khác như Hoya thì cũng tương đối, nhưng mua chọn cẩn thận vì có thể có hàng giả. TIffen hàng Mỹ cũng khá OK.
July 8th, 2015 at 14:48
Chào các Anh VinaCamera
Em hiện đang dùng Body D7100. Ống 50 1.8D của em khi lấy AF rất tệ, kết quả rất tồi, có cách nào để khắc phục việc lấy nét AF của ống kính đó ko ạ ?. Em nên lấy nét theo điểm và mẫu đúng ko ạ, nhưng em thấy việc nhìn vào ống ngắm và chỉnh bánh xe để lấy nét mẫu khá phiền và phức tạp.
Em có nên đổi ống 50 1.8D sang ống 85 1.8D không ạ ?. Bokeh của 85 có đẹp hơn 50 không. Và có đáng để đổi không ?
Em cám ơn
July 8th, 2015 at 16:31
@ Tăng Văn Ngọc: Bạn sử dụng điểm căn nét giữa khuôn hình để căn sẽ chính xác hơn, sau đó dịch chuyển máy để lấy lại bố cục. Ống cùng loại của tôi căn AF nhanh cực, chưa kịp nhận ra thì đã căn được rồi.
- 85mm thì xóa phông tốt hơn, bokeh 85mm f/1.8 D/G cũng thường thôi, thích bokeh thì chơi 85mm f/1.4 ấy. :D
December 7th, 2015 at 12:28
tôi dùng máy mirroless và ống kính mf thì có sử dụng fil cpl được không?
December 10th, 2015 at 19:14
@ nguyen tuong: Được. Cái đó không liên quan tới thân máy hay ống kính nhất định nào cả.
June 20th, 2016 at 20:08
nhờ vina camera giúp: trên màn hình phụ của D80 hiện nhấp nháy chữ CLOOK là nghĩa gì vậy? Làm sao tắt nó .Xin Cảm ơn
June 20th, 2016 at 20:22
@ phongrau: Bạn kiểm tra xem ngày tháng đã cài đặt chưa.
July 5th, 2016 at 20:49
Xin hỏi một số câu hỏi như sau:
1. Mình thấy 1 số bác lâu năm hay quay tay thay vì để AF, tại sao vậy ạ? nếu quay tay thì khi mẫu di chuyển lại phải canh nét lại sao, làm vậy tốn thời gian quá ạ.
2. Đọc reply của VNC về câu hỏi của anh Tăng Văn Ngọc, mình muốn hỏi quy trình chụp 1 mẫu như sau có đúng không: lấy nét ở mắt mẫu -> chọn bố cục -> chụp.
3. Em định mua con tokina 11-20mm vậy có xài được filter không ạ? và muốn chụp phơi sáng thác nước như mấy bác trên mạng thì dùng filter nào được ạ? Em dùng D5300, mới tập chơi dc 1 tháng. Xin cảm ơn VNC rất nhiều.
July 6th, 2016 at 01:21
@ Trực Lê: Câu trả lời cho bạn…
1. Bạn phải hỏi những người đó mới biết được. Công nghệ AF được tất cả các hãng từ máy tới ống kính đổ nhiều công sức và tiền bạc vào để chế tạo, khi mua người mua cũng phải trả tiền cho công nghệ đó trên thân máy và ống kính (nếu có). Có thể những người đó dùng ống hay thân máy không có AF, có thể họ không biết dùng AF một cách tốt nhất, có thể trong điều kiện ánh sáng nhất định không thể AF, có thể họ tin vào mắt thường hơn vào máy móc, có thể họ quen quay tay hoặc thích như thế, v.v… chịu. Mỗi người bạn hỏi sẽ trả lời bạn một khác, không có câu trả lời chung được. :D
2. Đúng và không. Bạn muốn thế nào cũng được, miễn là cái gì bạn muốn nét thì nét, bố cục bạn muốn thế nào thì sẽ như thế.
3. Tất nhiên là được. Bạn mua filter đúng với kích cỡ filter cho ống là OK, loại nào cũng vậy, phơi thác nước thì dùng ND cắt sáng.
October 7th, 2016 at 09:09
Cho em hỏi cách tháo lắp filter polarizer ntn cho dễ ạ
October 7th, 2016 at 22:30
@ David Nguyễn: Bạn có thể sắm 1 cái kìm mở filter như thế này (xem hình). Hoặc dùng sợi dây cuốn vào (với CP-L là phần trong, sát thành ống kính) để có chỗ cầm mở dễ dàng.

December 8th, 2016 at 14:05
Chào ANh Chị
Cho mình hỏi, Lens có chữ CPL 52mm và CPL 52mm Filter có khác nhau không ạ? Về tính năng chụp ?? Mình hỏi cho lens điện thoại
December 8th, 2016 at 15:15
@ Thai Cong Thanh: Chưa thấy ống nào có chữ CPL trên ống, bạn cho ví dụ cụ thể để tìm hiểu hộ bạn.
- C-PL là kính lọc phân cực, tạo hiệu ứng cản sáng 1 chiều nào đó (khi xoay tròn) để giúp chụp nổi khối trong các điều kiện ánh sáng nhất định, thường người ta không làm sẵn trên ống vì nhiều lý do.