Nikon: Image area

Vì một lý do nào đó, sẽ có đôi lúc bạn muốn lắp một ống kính dành cho thân máy gắn cảm biến cúp nhỏ (DX lens) vào một thân máy toàn khổ (FX/FF). Bạn có thể băn khoăn không biết độ phân giải (tổng) sẽ bị giảm đi bao nhiêu (?). VinaCamera.com có câu trả lời cho băn khoăn của bạn.

VinaCamera Imaging
Kích vào ảnh để xem kích cỡ lớn hơn.

Nhiều thân máy toàn khổ của Nikon có lựa chọn Khu vực hình ảnh (image area) cho phép sử dụng một phần thu nhỏ (giữa) của cảm biến toàn khổ với các mục đích khác nhau, trong đó có việc sử dụng thân máy toàn khổ FX/FF kết hợp với các ống kính dành cho cảm biến cúp nhỏ (DX lens).

VinaCamera Imaging

Khi sử dụng như vậy, tất nhiên độ phân giải tổng của cảm biến sẽ bị giảm đi một cách đáng kể. Nhưng cụ thể là bao nhiêu? Sau đây là các hệ số thu nhỏ độ phân giải tổng (tạm gọi là RCF) cho các mặc định thu nhỏ khu vực hình ảnh trên thân máy toàn khổ FX của Nikon.

Khu vực hình ảnh thu nhỏ

  • 1.2x => RCF = 1.44x
  • 1.3x => RCF = 1.7x
  • 1.5x DX => RCF = 2.25x
  • Tỷ lệ 5:4 => RCF = 1.2x

Từ hệ số RCF này, bạn có thể dễ dàng tính ra độ phân giải tổng khi sử dụng các khu vực hình ảnh thu nhỏ khác nhau. Ví dụ, DX 1.5x có hệ số 2.25. Ở chế độ này, thân máy cảm biến toàn khổ 36MP sẽ tương đương với 36 : 2.25 = 16MP. Tương tự, thân máy 24MP dùng với khu vực hình ảnh DX 1.5x sẽ cho hình ảnh là 10.6MP.

Nikon D800/E, D810 – Phân giải 36MP

  • Image area 1.2x = 25MP
  • Image area DX 1.5x = 16MP
  • Image area 5:4 = 30MP


LƯU Ý QUAN TRỌNG

  • Khi sử dụng các ống kính cho thân máy cúp nhỏ với thân máy toàn khổ, cần kiểm tra kỹ lưỡng độ tương tích bởi nếu không, có thể làm hỏng cả thân máy lẫn ống kính.
  • Với Canon, ống kính crop EF-S có đuôi ống dài và ăn sâu vào thân máy hơn nên có thể làm vỡ gương lật khi bấm chụp. Cần nghiên cứu kỹ trước khi thử nghiệm.

VinaCamera.com
2008-2016