LED light for still-image photography

Công nghệ đèn LED chiếu sáng liên tục đang phát triển rất mạnh thời gian gần đây, ngoài việc sử dụng đèn LED để quay phim như thông thường, nhiều người đang tính kế thay thế đèn chớp flash bằng đèn LED để chụp ảnh tĩnh. Nhưng như vậy có gì khác biệt? Và chọn lựa đèn LED cho chụp ảnh như thế nào?

VinaCamera Imaging

Khác với đèn chớp flash thể hiện công suất ánh sáng bằng chỉ số GN (guide number), đèn LED chiếu sáng liên tục thể hiện công suất bằng chỉ số LUX. Bài viết sau đây của VinaCamera.com sẽ giúp bạn tìm hiểu sơ bộ về công suất đèn LED và tương quan sử dụng trong chụp ảnh tĩnh.

LUX là gì?

  • Ngắn gọn, Lux là đơn vị đo lượng ánh sáng chiếu lên một vật thể (độ rọi), tương đương với đơn vị đèn cầy (hay lumen) theo chuẩn Anh Quốc. 1 Lux bằng lượng ánh sáng của một cây nến (đèn cầy) rọi lên một mặt phẳng rộng 1 mét vuông ở khoảng cách 1 mét. 10 lux tương đương lượng ánh sáng của 10 cây nến ở khoảng cách 1 mét, v.v…
  • Vậy khi sử dụng cho chụp ảnh tĩnh, Lux tương đương như thế nào với giá trị phơi sáng EV?

Bảng Giá trị phơi sáng EV (exposure value)

  • Bảng sau, mặc dù ít có giá trị thực tế trong chụp ảnh nhưng sẽ cho phép bạn hình dung tổng quát về cường độ sáng thể hiện qua 3 yếu tố cơ bản tạo nên giá trị phơi sáng của một bức ảnh chụp (ISO, khẩu độ mở ống kính A/Av, tốc độ cửa chập S/Tv).
  • Ví dụ: Để tạo ra giá trị phơi sáng EV = 11, với ISO = 100, sẽ phải đặt khẩu độ mở là f/5.6 và tốc độ cửa chập là 1/60s (hoặc các tổ hợp tăng giảm tương đương).

VinaCamera Imaging

Bảng qui đổi LUX-EV

  • Bảng sau qui đổi từ đơn vị LUX dùng phổ biến nhất trong quay video sáng giá trị EV thường dùng trong chụp ảnh tĩnh.
  • Bảng này giúp lựa chọn đèn LED phù hợp cho các nhu cầu chụp ảnh tĩnh.

VinaCamera Imaging

Sử dụng Bảng qui đổi LUX-EV kết hợp với Bảng giá trị EV, bạn có thể qui đổi giá trị LUX của một đèn LED sang giá trị EV giúp tính toán các yếu tố phơi sáng ISO, khẩu độ mở ống kính A/Av và tốc độ của chập S/Tv để cài đặt cũng như mua sắm phù hợp. Ví dụ:

  • Đèn LED công suất 72w, 400-9800 Lux (5-1m) sẽ cho công suất chiếu sáng lớn nhất tương đương EV=11.5 ở khoảng cách 1m (từ đèn tới chủ thể).
  • Với công suất chiếu sáng ở 1m, tức EV=11.5 có thể qui ra các tổ hợp phơi sáng ISO | A/Av | S/Tv xấp xỉ tương đương như: ISO100 | f/5.6 | 1/100s, hay ISO100 | f/4 | 1/200s, hay ISO400 | f/8 | 1/200s, v.v…
  • Áp dụng qui tắc nghịch đảo bình phương của ánh sáng, bạn có thể đặt đèn cách chủ thể 2m và được cường độ ánh sáng bằng 1/4 cường độ cao nhất đèn cung cấp, tức yếu hơn 2 EV (khẩu), tương đương ISO100 | f/2.8 | 1/100s, hay ISO100 | f/4 | 1/50s, v.v…

Các thông số trên đèn LED

  • Công suất tiêu thụ điện năng, tính bằng w/watt. Ví dụ 72w
  • Công suất chiếu sáng, tính bằng LUX. Ví dụ: 400-9800 lux (1-5m) tức đèn có cường độ 9800 lux khi đặt (đèn) cách chủ thể là 1m, và có cường độ 400 lux khi đặt cách xa 5m. Đây là thông số cần quan tấm nhất khi mua sắm đèn LED.
  • Nhiệt độ màu, tính bằng K/Kelvin. Ví dụ: 3200-5600K. Nhiệt độ màu của đèn hỗ trợ quá trình cân bằng trắng (WB) trong chụp ảnh và quay phim.

Trong chụp ảnh tĩnh, đèn LED có một số ưu điểm so với đèn chớp flash do cung cấp ánh sáng liên tục, giúp dễ dàng quan sát bóng đổ trên chủ thể để bố trí đèn và cài đặt cường độ. Đèn LED cũng tiêu thụ ít điện năng, không quá nóng trong khi sử dụng, có nhiều loại đèn LED hiện nay sử dụng nguồn điện pin hay ắc-qui, giúp cho việc sử dụng chụp ngoại cảnh thuận lợi. Tuy nhiên, nhược điểm chung của các loại đèn LED hiện nay là cường độ còn khá hạn chế cho chụp ảnh tĩnh, phù hợp sử dụng chụp sản phẩm, chụp chủ thể không chuyển động (người đứng im) hay làm đèn bồi sáng (fill) ngoại cảnh hoặc đèn chính chụp ngoại cảnh khi trời tối. Nhưng khi chụp chủ thể chuyển động, đặc biệt chuyển động nhanh, hoặc trong khác trường hợp cần khép khẩu nhỏ, hay kết hợp khẩu nhỏ và ISO thấp thì đèn LED hiện nay, đặc biệt các loại đèn có giá trung bình vài triệu đồng (với cường độ cao nhất vào khoảng 3200-9800 lux ở khoảng cách 1m), chưa thể đáp ứng linh hoạt về cường độ ánh sáng.

* P/S: Để qui đổi giữa các đơn vị LUX – LUMEN – CANDELA (đèn cầy), bạn có thể Google thêm, đây là 1 link:
http://www.rapidtables.com/calc/light/lumen-to-lux-calculator.htm

VinaCamera.com
2008-2017