Basic Lighting Techniques – 3-point Lighting

Hình ảnh minh họa dễ hiểu. Có bản tiếng Việt hỗ trợ.

TIẾNG VIỆT

Phương pháp đánh 3 đèn trong nhiếp ảnh truyền thống vẫn luôn là bài học cơ bản nhất giúp nhiếp ảnh gia tạo ánh sáng nông sâu trong nhiếp ảnh.

Yêu cầu thiết bị: 3 đèn kèm chân đèn
- 1 đèn chính / đèn chủ (main / key light)
- 1 đèn bồi / táp (fill light).
- 1 đèn phông/ sáng tóc (background / hair light)

Bố trí cơ bản:

1. Đèn chủ

  • Đặt theo hướng tạo góc 15°-45° so với máy ảnh và đặt cao hơn máy ảnh và chủ thể, tạo góc 45° so với chủ thể
  • Đèn chính có cường độ ánh sáng mạnh nhất, tạo nguồn sáng chính cho chủ thể
  • Có thể sử dụng đèn ống (flourescent) chiếu sáng liên tục (khác đèn chớp flash)
  • Tiến hành đo sáng đèn chính

2. Đèn bồi

  • Đèn bồi được bố trí ngược bên với đèn chính (so với trục máy ảnh tới chủ thể)
  • Đèn bồi được bố trí ở khoảng tầm cao bằng chủ thể
  • Không nên bố trí đèn bồi ở vị trí cân đối với đèn chính
  • Cường độ của đèn bồi là yếu tố quan trọng tạo tính sáng tạo về ánh sáng cho ảnh

Thông thường có thể sử dụng các tỷ lệ cường độ ánh sáng giữa đèn chủ và đèn bồi như sau:

a. Tỷ lệ 1:1 (Đèn chủ và đèn bồi có cường độ bằng nhau). Tỷ lệ này tạo hiệu ứng ánh sáng tương đối điều hòa, thường sử dụng trong chụp ảnh hộ chiếu, chụp nhóm, gia đình và một số kiểu chân dung.

b. Tỷ lệ 2:1 (Đèn bồi có cường độ bằng nửa đèn chủ). Đèn bồi có cường độ yếu hơn đèn chủ một bước (1 f/stop). Ví dụ, nếu đèn chủ được xác định là F11 thì đèn bồi sẽ có cường độ là F8 (khẩu độ nhỏ hơn F11 một bước). Đây là kiểu đánh đèn phổ biến trong chụp chân dung báo ảnh, chân dung toàn thân và chụp chân dung nói chung.

c. Tỷ lệ 3:1 (Đèn bồi có cường độ bằng 1/3 đèn chủ). Đèn bồi có cường độ yếu hơn đèn chủ 2 bước (2 f/stop). Ví dụ, nếu đèn chủ là F11, đèn bồi sẽ được đặt ở cường độ F5.6. Đây là kiểu đánh đèn tạo hiệu ứng rất đẹp cho mọi thể loại chân dung, đặc biệt là chụp người mẫu toàn thân.

d. Tỷ lệ 4:1 (Đèn bồi có cường độ bằng 1/4 đèn chủ). Cường độ của đèn bồi yếu hơn đèn chủ 3 bước (3 f/stop). Ví dụ đèn chủ F11, đèn bồi F4). Với tỷ lệ này sẽ tạo ra các mảng tương phản chênh sáng tối rõ nét trên ảnh, tạo hiệu ứng mạnh cho ảnh và phù hợp với chụp chân dung nam giới.

e. Tỷ lệ 5:1 (Đèn bồi có cường độ bằng 1/5 đèn chủ). Cường độ của đèn bồi yếu hơn đèn chủ 4 bước (4 f/stop). Ví dụ đèn chủ F11, đèn bồi F2.8. Tỷ lệ này tạo tương phản rất rõ nét giữa vùng sáng và tối trên ảnh, vùng tối hầu như mất hết chi tiết. Nếu sử dụng ống hoặc cửa chắn sáng trên đèn chính sẽ tạo hiệu ứng “ánh sáng mỏng”. Nhiếp ảnh gia thường sử dụng tỷ lệ này để chụp cảnh trẻ em mới chào đời hay cảnh sinh nở nói chung.

3. Đèn phông / sáng tóc

Đèn phông (hay đèn sáng tóc) làm chủ thể nổi bật trên nền phông, đặc biệt với các vệt sáng trên tóc hay vai của chủ thể. Nên bố trí đèn này trên chân đèn có cần xoay rộng để dễ dàng điều chỉnh vị trí và góc đèn.

Về cơ bản, đèn này là một đèn nhỏ, tuy nhiên, để làm sáng toàn bộ phông cũng có thể sử dụng hộp tản sáng (softbox).

Đèn phông/tóc nếu đặt cao trên đều chủ thể sẽ tạo vệt ánh sáng trên tóc. Nếu muốn tạo đường viền sáng quanh tóc (và thân người) chủ thể, đèn này cần có cường độ mạnh và bố trí đằng sau (thẳng góc hoặc chếch với chủ thể). Chú ý không nên đặt đèn này ở vị trí trước tai của chủ thể vì ở vị trí đó, ánh sáng của đèn phông sẽ lẫn với ánh sáng đèn chủ, phá hỏng bố cục đèn mong muốn.

Hãy thử nghiệm với các vị trí khác nhau để tạo những bức ảnh có bố cục ánh sáng sáng tạo.

______________________

ENGLISH

Learning traditional three-point lighting will give you a solid foundation in portrait illumination. You can achieve everything from a flat lighting scenario to deep shadow lighting.

You will need three lights, stands, and if you have a boom for the hair/background light that would be preferred.

Starting with your main or “Key” light place it on 15-45 degree angle from your camera, raise the light higher than your camera level so that the light is coming down on your subject on approximately a 45 degree angle. This light should be your strongest light that imitates the sun. If you are in a dark room, and you are using constant florescent light, you will be able to see the light spread and the intensity. Before turning on any additional lights, meter your light from the point of the subject.

Your second light is your “fill” light. This light should be placed on the opposite side of your camera at nearly the height of your subject. The placement shouldn”t be symmetrical with your key light. This light fills in the balance of your image.

Metering your fill light: This is the light that controls the creativity of your lighting pattern.

If you want flat lighting 1:1 ratio, match your fill light source to the same level as your key light. This light pattern is unflattering, but commonly used for ID photography, larger groups, families, and sometimes engagements portraits.

2:1 Ratio lighting, your fill light will be one F-stop smaller than your Key light. As an example if your Key light metered at F11 your fill should meter at F8. This lighting scenario is typically used in basic press portraits, full-length fashion images, and general portraiture.

3:1 Ratio lighting, your fill light will be two stops smaller than your Key light, example: Key F11, Fill F5.6. This lighting is beautiful for portraits and is commonly used for all portrait scenarios.

4:1 Ratio lighting example: Key F11:Fill F4.0. This is getting into harsh shadow lighting and is extremely dramatic. This light pattern works particularly well on men.

5:1 example Key F11:Fill F2.8. This is extremely harsh with a 5 stop difference you will almost have no detail on the fill side what so ever. If you put egg crates or barn doors on your key light in this scenario you can create what is called “thin” lighting. Maternity photographers often use this for the first family shoot after the baby is born.

The third light rounding out your three point lighting scenario is your hair light. The hair light casts light between your subject and the background to create separation. This light is easiest used if on a boom so that you can direct the light from directly above or from a slight angle.

Typically this light is a spotlight, but if looking for a broader light source that will also illuminate your backdrop a small Softbox can be used.

If you want to create definition between the background and the subject cast your light so that the back of the hair to the top of the crown is being lit. The rest of the light will fall on your background.

To create “rim” lighting, your hair light will have to be strong enough to create a clean halo of light around your subject from behind or one side. You will not have to meter this light. To achieve this, pull your boom away from the center to the same side of you key light. You will only need to be about 15 degrees off from center to accomplish back-side rim lighting. The further away from center the harsher and wider the rim lighting will become.

It is important not to pull the hair/back light in front of your subject”s ear or side center point. If this happens, a greater amount of light will be hitting the key side of your subject, thus off setting your ratios.

Now that you have your three point lighting set up, it is time to start working with your subject and capture beautifully lit images!

VinaCamera.com
2008-2010

Nguồn: YouTube.com