CANON LENS GLOSSARY – TERMINOLOGY – ABBREVIATIONS

VinaCamera Imaging

Ống kính Canon

Trên mỗi ống kính của Canon có rất nhiều chữ viết tắt. Để mua đúng chủng loại ống kính cần sử dụng, người sử dụng cần biết các ký hiệu này có nghĩa là gì để biết được các tính năng của ống kính.

I, II, III, v.v…:
Đây là ký hiệu chỉ đời ống kính. Đối khi các ống của Canon được nâng cấp nhưng vẫn cùng đời. Nhiều cải tiến thực sự không nổi bật lắm, chẳng hạn không có sự khác biệt lắm giữa ống 85mm f/1.2 L và ống 85mm f/1.2 L II. Tuy nhiên, có nhiều cải tiến nâng cấp lại rất ấn tượng, chẳng hạn như ống đời mới 14 f/2.8 II cho hình ảnh chất lượng hơn nhiều so với đời đầu 14 f/2.8 I.

AFD (Auto-Focus Drive)
Một loại mô-tơ bên  trong ống kính đời cổ, căn nét chậm và thường có độ ồn lớn.

DO (diffactive optic)
Canon có hai loại ống kính sử dụng chi tiết thấu kinh DO là ống 70-300mm f/4.5-5.6 DO và ống 400 f/4 DO. Các ống này nhẹ và nhỏ hơn các ống không sử dụng chi tiết thấu kính DO, nhưng có giá rất cao còn chất lượng lại chưa thực xứng đáng với giá tiền. Các ống kính siêu tele mới công bố của Canon không sử dụng chi tiết thấu kính DO và có vẻ như Canon đã từ bỏ công nghệ này của hãng.

EF (Electro-focus)
Các ống kính EF có cơ chế căn nét tự động với mô tơ điện tử tinh vi gắn ngay trong ống kính. Tất cả thông tin giữa ống kính và thân máy được thực hiện thông qua các chân tiếp xúc điện tử. Các ống EF của Canon có ngạnh gá phù hợp với tất cả các thân máy dòng EOS của Canon.

EF-S (Electro-Focus – Short back focus)
Các ống EF-S được thiết kế dành riêng cho các loại máy ảnh số gắn cảm biến APS-C (Advanced Photo System type-C), ví dụ như chiếc 40D và 400D. Các ống này không thể sử dụng với các thân máy toàn khổ (full frame – FF) và dòng APS-H do ống có các chi tiết thấu kính có thể làm hỏng gương của thân máy FF. Hơn nữa, khuôn hình chỉ vừa đủ cho các cảm biến APS. Công nghệ thấu kính sau gần hơn (S = short back focus) – thấu kính phía sau của ống kính được bố trí gần với cảm biến hơn cho phép sản xuất các ống kính góc rộng hơn và nhẹ hơn và giá thành rẻ hơn.

ED (Extra-low Dispersion)
Thấu kính sử dụng chất liệu kính có độ tán xạ thấp, giúp giảm thiểu hiện tượng sắc sai.

EOS* (Electronic/Electro Optical System)
“Hệ thống quang học điện tử” – Ký hiệu thường thấy trên thân các máy ảnh kỹ thuật số ống kính rời SLR của Canon. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là cách luận từ không chính xác và Canon đặt tên máy SLR theo tên một vị thần bình minh Eos !!!???

Extender*
Ống nối tiêu cự, ống chuyển đổi tiêu cự của Canon được gọi là Extender.

FE (Fish Eye)
Ống kính mắt cá của Canon

IF (Inner Focus)
Căn nét trong. Các ống IF có cơ chế căn trong đó các thấu kính/ nhóm thấu kính chuyển động bên trong ống khi căn nét, không làm ảnh hưởng tới chiều dài ống khi căn nét (ống không thò ra thụt vào khi căn nét).

IS (image stablizer)
Ống có ký hiệu IS có chức năng chống/giảm hiện tượng nhòe ảnh do rung tay máy và cho phép chụp ở tốc độ chậm hơn thông thường 2-3 bước (hay khẩu). Canon tuyên bố các ống kính chống rung IS thế hệ mới nhất cho phép chụp chậm hơn tới 4 bước. IS là một chức năng hết sức quan trọng giúp ảnh không bị mất nét. IS có thể có nhiều “thế hệ” với công nghệ ngày một tiên tiến, và được ký hiệu như IS I (chống rung thế hệ I), IS II (chống rung thế hệ II), v.v…

L (luxury)
Các ống kính có ký hiệu L – và có viền đỏ – đều thuộc dòng ống kính “sang trọng” của Canon. Đây là những ống kính chất lượng tốt nhất (và đắt tiền nhất) của Canon và được chế tạo phục vụ giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp và các tay chơi sành điệu. Các ống L cho chất lượng ảnh cao, tự động căn nét nhanh, cấu tạo chắc chắn và chịu được thời tiết xấu do có các lớp keo gắn bảo vệ (tất cả các ống Canon sản xuất sau 1999 đều có keo gắn).

MP-E (Macro-Photo Electronic)
Ống MP-E được thiết kế đặc biệt để chụp marco (chụp phóng đại ong bướm kiến, v.v…). Các ống có ký hiệu này không có chế độ căn nét tự động (auto-focus). Từ điện tử (electronic) ở đây đề cập đến cơ chế điều chỉnh khẩu độ mở điện tử. Đây là loại ống duy nhất hiện nay có khả năng lấy cận cảnh lên tới tỷ lệ 5:1 mà không cần ống gắn dài và các thiết bị khác. Ống này không có đối thủ của Nikon, Sony và Olympus. Mặc dù vậy, ống này không được liệt vào chủng loại L. Ống này có cấu tạo chắc chắn và chất lượng ảnh chuyên nghiệp.

SF (Soft Focus)
Ống kính có khả năng căn nét mịn của Canon.

STM (Stepping Motor)
Mô-tơ căn nét thế hệ mới của Canon (ra năm 2012). Theo Canon, công nghệ STM cho phép căn nét êm hơn, mượt hơn và cho phép căn nét liện tục khi sử dụng chức năng quay video trên máy ảnh DSLR.

TS-E (tilt and shift)
Các ống trượt nghiêng cho phép làm chủ chiều sâu và góc máy. Hiện nay chỉ có 3 loại ống TS-E là ống 24mm, 45mm và 90mm. Ống 24mm TS-E là ống duy nhất có ký hiệu L. Các ống kính TS-E này là các ống kính được thiết kế đặc biệt cho chụp kiến trúc nhưng chiếc 24mm có thể sử dụng chụp phong cảnh. Khác với các ống MP-E, đây là các ống không có chế độ căn nét tự động mà chỉ là các ống căn nét tay EF.

USM (ultra-sonic motor)
Các ống kinh USM có gắn mô-tơ siêu âm. Đây là điểm quan trọng giúp căn nét tự động nhanh và phục vụ hữu hiệu căn nét hoàn toàn bằng tay. Có 2 loại ống USM: Một loại có vòng USM chất lượng tuyệt hảo và loại kia là ống micro-USM chất lượng kém hơn nhiều. Hầu như tất cả các ống L USM đều sử dụng vòng USM, còn các dòng ống không có ký hiệu L, đặc biệt là các ống có giá thấp, đều sử dụng micro-USM.

* Thuật ngữ liên quan – bổ sung, không phải thuật ngữ ống kính.

VinaCamera.com
2008-2017