Nikon dSRL AF-Area mode

Cùng với các lựa chọn chế độ căn nét tự động trên máy ảnh KTS ống kính rời của Nikon (Nikon dSLR) bao gồm AF-Auto (tự động hoàn toàn – sử dụng chung cho mọi trường hợp), AF-S (căn nét tĩnh – sử dụng chụp các chủ thể đứng yên), và AF-C (căn nét liên tục – sử dụng chụp các vật thể chuyển động), người chụp còn có thể lựa chọn các chế độ khu vực căn nét tự động (AF-Area mode) để tối ưu hoá qui trình căn nét, giúp căn nét chính xác hơn. Sau đây VinaCamera.com giới thiệu sơ bộ các chế độ khu vực căn nét này.

VinaCamera Imaging
Theo: Nikon.com – Lưu ý: Máy ảnh của bạn có thể không có đủ cả 4 chế độ này!

Bạn cũng có thể chỉ sử dụng duy nhất một chế độ khu vực căn nét là Căn nét một điểm (Single point) trong mọi trường hợp, kết hợp với vận dụng kiến thức về chiều sâu ảnh trường (DOF) để căn nét vừa chính xác, vừa giúp bạn làm chủ hoàn toàn điểm căn nét.

Ghi nhớ: Dù bạn sử dụng chế độ căn nét và chế độ khu vực căn nét nào, cũng chỉ có một “mặt phẳng” nét nhất trong khuôn hình, với các khu vực trước và sau “mặt phẳng” đó dần giảm nét (1/3 về phía trước, và 2/3 về phía sau) trong phạm vi DOF của từng trường hợp.

Thêm (1): 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới chiều sâu ảnh trường:

  1. Khoảng cánh từ máy tới chủ thể (distance): Khoảng cách này càng gần thì chiều sâu ảnh trường càng “mỏng”, tức là bạn càng đặt máy gần chủ thể thì khoảng nét (tương đối) càng ngắn, khiến các vật trước và sau “mặt phẳng” nét càng giảm nét nhanh hơn;
  2. Khẩu độ mở (aperture): Khẩu độ mở càng lớn thì ảnh trường càng “mỏng” – và ngược lại, ví dụ khẩu độ mở f/2.8 sẽ cho khoảng nét ngắn hơn nhiều khẩu mở f/8 (nếu các yếu tố khác là không đổi). Để “xoá phông”, tức làm các vật thể đằng sau chủ thể (gọi là hậu cảnh) mờ đi, bạn cần mở khẩu lớn. Để ảnh phong cảnh nét ở mọi điểm trong khuôn hình, bạn sẽ cần khép khẩu nhỏ lại, thường là f/11 hay f/16. Lưu ý: Nếu bạn khép khẩu quá nhỏ như f/22 hay f/32, ảnh có thể bị mất nét do hiện tượng tán xạ (diffraction) do lỗ khẩu quá nhỏ.
  3. Chiều dài tiêu cự (focal length): Tiêu cự càng dài (góc hẹp, tele) thì chiều sâu ảnh trường càng mỏng (nếu các yếu tố khác không đổi), và ngược lại, tiêu cự càng ngắn (góc rộng) thì chiều sâu ảnh trường càng lớn, càng nhiều khu vực trong khuôn hình có độ nét cao. Lưu ý: Tiêu cự phụ thuộc vào hệ số cúp nhỏ cảm biến của thân máy, tức nếu lắp cùng một ống kính sẽ khác nhau giữa thân máy cảm biến toàn khổ FX 35mm, thân máy cảm biến cúp nhỏ DX hệ số 1.5x của Nikon, hay thân máy Canon có hệ số cúp nhỏ 1.6x. Xem thêm về hệ số cúp nhỏ tại đây.

Thêm (2): 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với độ chính xác trong căn nét tự động

  1. Cường độ sáng của chủ thể: Chủ thể càng đủ ánh sáng, hệ thống căn nét tự động càng hoạt động chính xác. Trong các điều kiện ánh sáng yếu, người chụp nên bật đèn hỗ trợ căn nét trên máy, hoặc dùng nguồn sáng liên tục bổ sung như đèn pin trong các trường hợp đặc biệt để giúp máy căn nét chính xác;
  2. Độ tương phản của chủ thể: Chủ thể càng có nhiều chi tiết tương phản ánh sáng và màu sắc, hệ thống căn nét càng làm việc chính xác. Khi căn nét tự động, nên chọn các điểm căn nét có tương phản cao.
  3. Chuyển động của chủ thể: Chủ thể đứng yên sẽ giúp căn nét chính xác hơn nhiều so với các chủ thể đang di chuyển.

Thêm (3): Vài điểm lưu ý.

  • Nếu muốn xoá phông “mù mịt”, bạn sẽ cần kết hợp 3 yếu tố: Mở khẩu lớn (f/2.8, f/1.4), Sử dụng ống kính tele góc hẹp (85mm, 135mm, 200mm, v.v…) và đứng chụp gần chủ thể hơn.
  • Nếu chụp phong cảnh sử dụng ống tele (như khi chụp phong cảnh cận cảnh), bạn có thể mở khẩu lớn mà vẫn duy trì độ nét toàn khuôn hình (DOF sâu) do khoảng cách tới chủ thể (như ngọn núi, công trình kiến trúc lớn) là rất xa, không còn ảnh hưởng quá nhiều tới độ nét.
  • Khi chụp thể thao, đứng xa chủ thể khoảng từ 50 mét hay hơn nữa, bạn vẫn có thể mở khẩu lớn tới f/2.8 mà vẫn có độ nét sâu do khoảng cách từ máy tới chủ thể rất xa. Điều này hoàn toàn thuận lợi khi bạn chụp các sự kiện thể thao trong nhà với ánh sáng đèn yếu.
  • Bạn nên tra cứu ảnh trường (DOF – Depth Of Field) trước khi đi chụp một sự kiện để có được ước lượng tốt hơn về chiều sâu ảnh trường và vận dụng hiệu quả khi chụp.

MỘT VÀI VÍ DỤ (Áp dụng với thân máy crop 1.5x của Nikon):

  • Khoảng cách: 10m, Khẩu: f/2.8, Tiêu cự: 24mm: DOF = 45.5m
  • Khoảng cách: 2m, Khẩu: f/2.8, Tiêu cự: 85mm: DOF = 4,9cm (49mm)
  • Khoảng cách: 50m, Khẩu: f/2.8, Tiêu cự: 300mm: DOF = 2.56m (256cm)

VinaCamera.com
2008-2014