HỌC NHIẾP ẢNH TẠI VINACAMERA.COM
Chuyên mục ► Thuật ngữ – Giải thích
EXPOSE, EXPOSURE
- Cho tiếp xúc (ở đây, trong nhiếp ảnh, là với ánh sáng); hay phơi sáng.
- Để tạo hình ảnh phim (xưa) và cảm biến số (nay) cần được cho phơi sáng để nhận và ghi lại hình ảnh.
- Mỗi lần phơi sáng như vậy tạo thành một kiểu ảnh, người Việt hay gọi tắt và một PÔ ảnh (exPOse) với gốc từ tương đương trong tiếng Pháp. Gọi vui chệch đi là một BÔ ảnh (cũng có người không nói được p hoặc nghe nhầm “bê phở” sang “bê bò”). Danh từ tiếng Anh là EXPOSURE.
- Phơi sáng chưa đủ ánh sáng dẫn tới ánh bị thiếu sáng gọi là UNDEREXPOSE.
- Phơi sáng thừa sáng, dư sáng gọi là OVEREXPOSE.
- Giá trị ánh sáng của mỗi bức ảnh (giá trị phơi sáng) gọi là EV, viết tắt của EXPOSURE VALUE.
THUẬT NGỮ EXIF ẢNH (ANH-VIỆT)
EXIF là một qui chuẩn về thông số định dạng tệp ảnh kỹ thuật số nhằm trao đổi thông tin trong công nghệ ảnh và nghệ thuật nhiếp ảnh phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
EXIF (Exchangeable Image File Format)
Thông số Định dạng tệp ảnh trao đổi / qui chuẩn
Pentaprism vs Penta-mirror
Như các bạn có thể đã biết, trong thân máy SLR (ống kính đơn phản xạ) có gắn một hệ thống gương giúp người chụp có thể ngắm chụp trực tiếp thông qua ống kinh (TTL / Through The Lens) để bảo đảm độ chính xác hình ảnh muốn chụp khi bấm chụp.
Pentaprism & Penta-mirror
TOKINA LENS GLOSSARY – TERMINOLOGY – ABBREVIATIONS
Thế giới ống kính Tokina
PENTAX LENS GLOSSARY – TERMINOLOGY – ABBREVIATIONS
Ống kính Pentax
SIGMA LENS GLOSSARY – TERMINOLOGY – ABBREVIATIONS
Ống kính Sigma
CÁC CHẾ ĐỘ ĐO SÁNG TRÊN MÁY KTS
Giải thích các thuật ngữ căn sáng (metering)
1/ Evaluative metering
2/ Spot metering
3/ Partial metering
4/ Center-weighted average metering
Ký hiệu G không phải là một ký hiệu chỉ chức năng trên một ống kính của Nikon / Nikkor. Các ống kính có ký hiệu này không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở trên thân ống. Từ năm 2000, Nikon bắt đầu sản xuất các loại ống kính G này nhằm giảm giá thành sản phẩm đồng thời tạo một dáng vẻ mới cho các loại ống kính của hãng.
Các loại ống kính AF (automatic focus) có cơ chế căn nét tự động mới của Nikon không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở (apature) trên thân ống. Điều này có nghĩa là các loại ống kính này không thể sử dụng trên các thân máy không có chức năng căn nét tự động vì sẽ không có cách nào điều chỉnh khẩu độ mở khi chụp. Nếu đem lắp vào các thân máy hoàn toàn điều khiển cơ (bằng tay), chỉ chụp được với khẩu độ mở nhỏ nhất (chỉ số f / f-number lớn nhất) và không thể căn nét tự động.
Gần đây, có nhiều ống kính máy ảnh được quảng cáo với tính năng vượt trội của thấu kính phẳng (aspherical lens).
Trong tiếng Anh, một hình cầu được gọi là sphere và tính từ sử dụng để chỉ một vật có hình cầu là spherical. Aspherical là từ đối nghĩa với spherical, có nghĩa là không có hình cầu, hoặc có thể gọi là phẳng (cho ấn tượng).
Các ống kính máy ảnh, khi nhìn từ ngoài vào, có hình cầu (hoặc một phần của hình cầu) như trước đây thường gây ra hiện tượng biến dạng hình ảnh hay “cầu sai” (spherical aberration). Để khắc phục điều này, các nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chế tạo các thấu kính có một mặt “phẳng” (hoặc gần như phẳng, đặc biệt ở mép ngoài của thấu kính) – là mặt ngoài ta có thể quan sát được khi nhìn vào một ống kính máy ảnh – gọi là aspherical lens. Các thấu kính này có trọng lượng nhẹ hơn các ống kính truyền thống do mỏng hơn.
How cameras work: A brief introduction
Các máy ảnh truyền thống sử dụng phim để ghi lại hình ảnh có cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm các bộ phận:
1 – Ống kính (lens)
2 – Gương phản xạ và và hệ thống gương phức hợp ngắm chụp (relex mirror and prism)
3 – Ống ngắm (view finder)
4 – Cửa chập có mành chập (shutter/ shutter curtains)
5 – Bản phim (film/ film plane)