Khi bạn đi du lịch, có rất nhiều cơ hội để bạn có thể chụp chân dung những người bạn gặp gỡ hay nhìn thấy trong chuyến đi của mình. Ngoài việc nên ghi nhớ những điều quan trọng về việc tôn trọng người bạn muốn chụp hình như xin phép, không làm người bạn chụp cảm thấy khó chịu, không chụp những tình huống quá mức riêng tư, v.v… những thủ thuật sau sẽ giúp bạn có được những bức chân dung đẹp cho mỗi chuyến đi.
1. Chọn hậu cảnh
Hậu cảnh là quang cảnh đằng sau đối tượng chính muốn chụp. Mặc dù nên chọn quang cảnh làm việc hay sinh hoạt đặc thù của người bạn muốn chụp, cũng cần cân nhắc để hậu cảnh làm chủ thể nổi bật và không phân tán quá mức sự chú ý của người xem ảnh vào các chi tiết vụn vặt ở hậu cảnh. Bạn cũng có thể chọn vị trí và góc chụp sao cho chủ thể sáng mạnh còn hậu cảnh tối sẫm. Điều này sẽ giúp chủ thể nổi bật khiến người xem ảnh tập trung chú ý.
Chụp lia máy (panning) là một kỹ thuật nhiếp ảnh đã được sử dụng từ rất lâu và giúp nhiếp ảnh gia tạo ra những hiệu ứng đẹp và lạ mắt nhưng cũng phải khổ luyện mới thành tài – hoặc phải gặp hên.
Đúng như tên gọi của kỹ thuật này, người chụp “lia máy” theo chủ thể đang chuyển động muốn chụp với tốc độ cửa chập (shutter speed) đặt rất chậm (khoảng dưới 1/60 giây) để tạo ra những bức ảnh trong đó chủ thể (hoặc một phần chủ thể) nét (tương đối) còn hậu cảnh – và đôi khi cả tiền cảnh – bị nhòa đi do máy di chuyển theo chủ thể. Tùy vào ý tưởng sáng tạo của người chụp sẽ quyết định nên đặt tốc độ cửa chập và cách lia máy (hay ngoáy máy) như thế nào cho phù hợp.
Máy ảnh số loại nhỏ gọn có gắn ống kính liền trên máy (compact camera) – ở Việt Nam hay được gọi là máy ảnh du lịch – có nhiều tính năng thú vị và thậm chí vượt trội so với máy ảnh dùng phim cổ điển, nhất là trong các mục đích sử dụng đời thường của đa số người chơi ảnh. Các máy ảnh loại này của những hãng nổi tiếng như Canon, Nikon, Sony và các hãng khác, nếu biết cách sử dụng, còn cho những bức ảnh chẳng kém ảnh chuyên nghiệp là bao.
Tuy vậy, đa phần người sử dụng máy ảnh du lịch thường mắc những lỗi cơ bản khi sử dụng khiến ảnh chụp ra có chất lượng xấu. Nhưng có một điều may mắn là ảnh kỹ thuật số cho người sử dụng vô vàn cơ hội để học hỏi khắc phục các sai lầm và tự khám phá những giải pháp chụp ảnh đẹp đầy sáng tạo. Sau đây là ba lỗi thường gặp và các hướng khắc phụ để giúp bạn có một bức ảnh đẹp với những chiếc máy ảnh số nhỏ xinh, gọn nhẹ.
Khi chụp phong cảnh, làm thế nào để có thể căn nét căng đối với mọi đối tượng trong khuôn hình? Nói cách khác: Làm thế nào để tăng tối đa chiều sâu (DOF/ depth of field) trung bình của các đối tượng được chụp?
Điều này có thể thực hiện được với các ống góc rộng (wide-angle lens) và có tiêu cự ngắn, ví dụ 20mm hay 35mm, khi chụp phong cảnh đặt khẩu độ mở nhỏ (nhằm tăng chiều sâu của ảnh) – phổ biến ở các khẩu độ f/11, f/16 và f/22 – bằng cách sử dụng kỹ thuật hyperfocal focusing (xin tạm dịch là “căn siêu nét”). Lưu ý, không thể căn nét với DOF cực sâu đối với các ống tiêu cự dài bởi những ống này không được thiết kế cho mục đích như vậy.
Máy ảnh kỹ thuật số, kể cả các máy cao cấp ống kính rời DSLR, hiện đã trở nên hết sức phổ biến khiến số lượng người chơi ảnh gia tăng nhanh chóng. Để có được một bức ảnh đẹp có nhiều vấn đề kỹ thuật cần giải quyết; bên cạnh đó, nhiều khi vấn đề lại nằm ở bố cục của bức ảnh. Sau đây là 10 câu hỏi bạn nên tự đặt ra và trả lời mỗi khi giơ máy lên chụp.
1. Bức ảnh muốn nói lên điều gì?
Đây là một câu hỏi quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp về giải pháp kỹ thuật như bố cục, cúp hình, phơi sáng, v.v… Trước khi bấm nút chụp, bạn nên tự hỏi xem “mình chụp bức ảnh này để làm gì?”. Mục đích của bức ảnh và ý nghĩa bạn muốn chuyển tới người xem là gì. Có phải bức ảnh chỉ đơn thuần là ghi lại một khoảnh khắc, hay ghi lại cảm giác về khoảnh khắc đó, liệu bức ảnh này có đem khoe với người khác được không, bức ảnh có liên quan tới các bức ảnh khác tạo thành một loạt ảnh được không, và nhiều câu hỏi tương tự.
Qui tắc Một phần ba là một qui tắc vàng cho thiết kế bố cục trong nghệ thuật nhiếp ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa và thiết kế mỹ thuật. Theo qui tắc này, khuôn hình được chia làm chín phần đều nhau bởi hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc. Bốn điểm giao cắt của các đường ngang và dọc này được sử dụng để tạo bố cục trong nhiếp ảnh.
Qui tắc này cho rằng bố trí chủ thể của hình ảnh tại bốn điểm này sẽ tạo sự chú ý của người xem và làm nổi bật chủ thể hơn là bố trí chủ thể vào giữa khuôn hình. Đây là lý do tại sao trên nhiều máy ảnh có chức năng hiện đường phân chia – trong ống ngắm hoặc trên màn LCD - thành chín phần với các điểm giao cắt để người chụp dễ tạo bố cục theo nguyên tắc Một phần ba hơn.
Giá trị phơi sáng (exposure value = EV) thường xuyên được đề cập trong thế giới nhiếp ảnh. Đây là giá trị thể hiện độ phơi sáng tạo nên bởi sự kết hợp giữa khẩu độ mở (apature = f/stop) và tốc độ cửa chập (shutter speed).
Khẩu độ mở để ánh sáng lọt qua ống kính thường được thể hiện trên tỷ lệ giữa tiêu cự (focal length) và đường kính lỗ lọt sáng trong ống kính f/1.0 f/1.4 f/2.0 f/2.8 f/4 f/5.6 f/8 f/11 f/16 f/22 f/32 f/45 f/64, v.v… được tính tăng giảm theo bước (stop), bước trước cho lượng ánh sáng khoảng gấp đôi bước sau (Giá trị f/stop càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và ngược lại). Ở các máy kỹ thuật số cho phép tăng giảm với giá trị nhỏ hơn. Trong giới chơi ảnh Việt Nam, các “stop” khẩu độ mở còn được gọi là “khẩu”, ví dụ: tăng một khẩu, giảm hai khẩu.
Trong nhiều trường hợp, do những lý do này khác, bạn sẽ cần điều chỉnh phơi sáng thủ công (manual). Một qui tắc hữu dụng giúp bạn điều chỉnh phơi sáng (exposure) hiệu quả là qui tắc Trời nắng 16 (Sunny 16 rule).
Qui tắc này rất đơn giản: Trong môi trường sáng trời nắng to, đặt khẩu độ mở (apature/ f-stop) bằng f/16 và điều chỉnh tốc độ chụp (shutter speed) bằng với chỉ số ISO (hoặc giá trị gần nhất).
Ví dụ: Trời nắng (xác định bằng cách quan sát bóng nắng đậm nét) > khẩu độ mở (KĐM) = 16; ISO = 100; tốc độ cửa chập = 100
Chân dung là một bức ảnh khắc họa hình ảnh một (hay nhiều) người. Một bức ảnh chân dung đẹp không những khắc họa được vẻ bên ngoài của người được chụp mà còn nói lên được tính cách và nội tâm của người đó.
Ảnh chụp chân dung thường rơi vào một trong ba kiểu sau: Cận cảnh khuôn mặt (close-up/facial portrait), cận cảnh bán thân trên (upper-body portrait) và phối hợp hậu cảnh (environmental portrait).
Một số ảnh chân dung đẹp chụp đối tượng đang nhìn thực sự tự nhiên trong ảnh, thường là nhìn ra chỗ khác chứ không nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh vì đa phần mọi người đều hơi lộ chút e ngại và mất tự nhiên khi phải nhìn thẳng vào ống kính (camera shy). Cách giải quyết vấn đề này là chụp bất ngờ lúc đối tượng không nhìn thẳng vào ống kính.