Chuyên mục ► Kỹ thuật nhiếp ảnh, video
Thực hành căn siêu nét cho ảnh phong cảnh
Kỹ thuật căn nét tự động một điểm
Single-Point AF Technique
Máy ảnh ngày nay với hệ thống căn nét tự động rất phát triển, từ tự động hoàn toàn tới tự lựa chọn các điểm bắt nét, nhận dạng và bắt nét theo khuôn mặt, v.v… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể vẫn muốn sử dụng chế độ căn nét tự động một điểm (Single-point AF) để hoàn toàn làm chủ khu vực nét trong khuôn hình, đặc biệt khi sử dụng DOF mỏng đòi hỏi độ chính xác cao hơn cũng như phần tiền cảnh có nhiều chướng ngại vật khiến hệ thống căn nét tự động AF dễ mắc sai lầm.
Hệ thống căn nét tự động AF với rất nhiều điểm căn nét của 1 máy ảnh DSLR chuyên nghiệp.
Sau đây, VinaCamera.com xin giới thiệu 2 kỹ thuật căn nét tự động 1 điểm thường được sử dụng nhất.
Sơ lược về quay phim/video bằng máy ảnh DSLR/MILC
Quay phim, quay video với máy ảnh có hại cho máy không? Có làm cửa chập hỏng nhanh không? Tốc độ mành chập, khẩu độ mở và ISO nên đặt như thế nào cho quay video? Nên đặt độ phân giải nào? là những câu hỏi thường được đặt ra với những ai muốn sử dụng máy ảnh DSLR/MILC (có gương lật và không gương lật) để quay video.
Sau đây VinaCamera.com xin giới thiệu sơ bộ nhằm giúp trả lời phần nào các câu hỏi nêu trên.
Làm nhà trình tường – Vùng núi tây bắc Việt Nam
Các Chế Độ Phơi Sáng – Exposure Modes
EXPOSURE MODES
Trên các máy ảnh chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và nhiều loại máy ảnh du lịch bỏ túi cao cấp có nhiều chế độ phơi sáng (exposure modes). Sự khác nhau giữa các chế độ này là gi? Khi nào nên sử dụng chế độ nào? VinaCamera.com xin giới thiệu chi tiết như sau.
Đèn LED chụp ảnh tĩnh: Qui đổi LUX sang giá trị EV
LED light for still-image photography
Công nghệ đèn LED chiếu sáng liên tục đang phát triển rất mạnh thời gian gần đây, ngoài việc sử dụng đèn LED để quay phim như thông thường, nhiều người đang tính kế thay thế đèn chớp flash bằng đèn LED để chụp ảnh tĩnh. Nhưng như vậy có gì khác biệt? Và chọn lựa đèn LED cho chụp ảnh như thế nào?
Toàn khổ và Cúp nhỏ: Cái nào xoá phông tốt hơn?
Full-frame and APS-C Camera blur background differences
Nhiều người chơi ảnh thích hiệu ứng xoá phông băn khoăn liệu việc sử dụng thân máy gắn cảm biến toàn khổ (full-frame/FX) hay cảm biến cúp nhỏ (APS-C/crop) có khả năng xoá phông tốt hơn. Bảng dưới đây cho ta biết vài điều thú vị.
Tiêu cự chụp chân dung
Mặc dù có thể sử dụng một cách sáng tạo bất kỳ tiêu cự nào để chụp chân dung, từ tiêu cự ngắn (góc rộng) tới tiêu cự dài (tele), mỗi tiêu cự sử dụng sẽ ảnh hưởng tới không những góc hậu cảnh mà đặc biệt còn tạo ra các hiệu ứng phối cảnh (perspective effects) đối với chủ thể (người được chụp). Theo truyền thống, để chủ thể không bị tác động bởi các hiệu ứng phối cảnh làm thay đổi khuôn mặt và dáng người, vì thế xuất hiện tự nhiên trong khuôn hình, khoảng cách tối thiểu từ máy ảnh tới chủ thể là 5 mét (5.0m / 16.4 feet). VinaCamera.com xin cung cấp hình ảnh so sánh ảnh trường ở khoảng cách chụp 5m với các tiêu cự khác nhau như sau.
KÍNH LỌC CPL – CPL Filter
Kính lọc CPL (Circular Polerizer) – kính phân cực – là kính lọc hiệu ứng không thể thiếu được trong số các thiết bị chụp ảnh phong cảnh của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. VinaCamera.com xin giới thiệu sơ bộ như sau.
Kính phân cực C-PL được thiết kế và chế tạo nhằm kiểm soát ánh sáng phản xạ từ các vật thể đi vào ống kính theo các hướng khác nhau. Tùy vào từng góc xoay của kính, ánh sáng theo hướng nào sẽ “được phép” đi vào ống kính mạnh hay yếu.
Xóa phông – VinaCamera.com Cheat-Sheet
TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ XÓA PHÔNG
WHAT YOU SHOULD KNOW ABOUT BLUR BACKGROUND
Kích vào ảnh để phóng to
A. XÓA PHÔNG LÀ GÌ?
- Là hiệu ứng phông (hậu cảnh) nhòa mờ đằng sau chủ thể nét. Nói cách khác là DOF (chiều sâu ảnh trường) mỏng, hay nông, nên chỉ có chủ thể nét còn phông nền phía sau nhòa mờ.
Học phơi sáng với Camerasim
[af]