HỌC NHIẾP ẢNH TẠI VINACAMERA.COM

VinaCamera Imaging

Chuyên mục ► Kỹ thuật nhiếp ảnh, video

Flash Sync Speed: Why and when it’s important?

Mỗi máy ảnh DSLR đều có một tốc độ đồng bộ đèn nhất định, có thể là 1/200s, 1/250s, hay 1/500s hay gì gì đó tùy thuộc vào từng máy ảnh cụ thể. Tốc độ đồng bộ đền là tốc độ tối đa của cửa chập có thể sử dụng khi chụp có đèn ảnh flash. Bài viêt sau đây của VinaCamera.com sẽ giúp bạn hiểu được tại sao và khi nào tốc độ đồng bộ đèn ảnh hưởng tới việc chụp ảnh của bạn.

Hình 1: Ánh sáng môi trường và ánh sáng đèn ảnh

Xem tiếp...

Understanding Histogram

Biểu đồ ánh sáng (histogram) là một công cụ hữu dụng hỗ trợ nhiếp ảnh gia điều chỉnh phơi sáng chính xác. Trên phần lớn các máy ảnh kỹ thuật số cao cấp, nhất là máy ảnh ống kính đơn phản xạ DSLR (ống kính rời) đều có chức năng hiển thị biểu đồ ánh sáng của ảnh đã chụp, thậm chí có loại hiển thị biểu đồ ánh sáng ngay trong khuôn hình ngắm chụp giúp người chụp dễ dàng điều chỉnh phơi sáng. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của biểu đồ ánh sáng trong nhiếp ảnh. Để sử dụng biểu đồ ánh sáng hiệu quả, trước tiên cần hiểu được biểu đồ này biểu diễn những gì và như thế nào. Bài viết này của VinaCamera.com cung cấp một số thông tin cơ bản về biểu đồ ánh sáng.

VinaCamera Imaging
Hình 1: Biểu đồ ánh sáng trên máy ảnh Nikon và Canon

Xem tiếp...

The Depth Of Field Preview Button

Như nhiều bạn hẳn đã biết, khẩu độ mở (aperture) to hay nhỏ ảnh hưởng tới chiều sâu ảnh trường (depth of fileld) – tức ảnh hưởng tới tương quan độ nét giữa chủ thể căn nét và các chủ thể ở đằng trước hay tiền cảnh (foreground) và đằng sau hay hậu cảnh (background) của ảnh. Để người chụp biết được chiều sâu ảnh trường với một khẩu độ mở nhất định, trên phần lớn các máy ảnh kỹ thuật số ống kính rời (DSLR) có một nút bấm – thường được bố trí ở mặt trước của thân máy, gần với chỗ gá lắp ống kính – giúp người chụp kiểm tra được ảnh trường với khẩu độ mở đang đặt trên máy, từ đó chủ động thay đổi khẩu độ mở phù hợp với mục đích chụp ảnh.

VinaCamera Imaging

Nút kiểm tra chiều sâu ảnh trường trên thân Nikon D90 và Canon 50D

Xem tiếp...

Nikon Lens Compatibility

VinaCamera Imaging

VinaCamera.com: Bài viết sau đây giúp bạn tìm hiểu sơ bộ về mô tơ căn nét tự động Nikon và tương thích giữa thân máy Nikon không có mô-tơ căn nét trên thân máy, bao gồm Nikon D40, D70, D60, D3000, D3100, D5000, D5100, D7000.

Có 2 cách để điều khiển các thấu kính bên trong ống kính nhằm căn nét hình ảnh khi chụp: 1. Điều khiển bằng tay, vặn vòng căn nét trên ống kính (căn nét thủ công), 2. Điều khiển bằng mô-tơ làm chuyển động các thấu kính theo tính toán của hệ thống cảm biến và mạch điện tử kết nối giữa thân máy và ống kính qua các đầu nối (căn nét tự động). Như vậy, muốn tiến hành căn nét tự động, cần phải có một mô-tơ điều khiển. Điều phiền toái là mô-tơ này không phải lúc nào cũng nằm trên thân máy Nikon như trường hợp của D40, D60 hay D3000, D5000, D3100.

Trong các trường hợp thân máy không có mô-tơ căn nét, việc căn nét tự động sẽ phải trông cậy vào một môt-tơ căn nét gắn trên ống kính được kết nối với thân máy qua hệ thống các đầu nối (pins). Các mô-tơ trên thân máy được chế tạo kèm theo bộ xử lý số (CPU). Chỉ có các ống kính đời mới của Nikon mới có mô-tơ này (các ống có ký hiệu AF-S và AF-I). Các ống căn nét tự động đời cũ, sản xuất trước thời kỳ phát triển máy ảnh KTS sử dụng cảm biến, không có gắn mô-tơ căn nét trên thân ống mà chỉ có hệ thống truyền động cơ học được nối với mô-tơ căn nét trên thân máy thông qua trục cơ trên thân máy và khe nối trên ống kính (slot).

Xem tiếp...

Shutter Speed, Aperture & ISO

Trước đây, VinaCamera.com đã có bài viết dài và chi tiết về các yếu tố tạo nên một bức ảnh. Để người mới chơi ảnh – trong đó có ảnh kỹ thuật số – dễ dàng nắm bắt cách sử dụng máy ảnh, chúng tôi xin có bài viết ngắn gọn sau đây giới thiệu ba yếu tố cơ bản nhất mà bất kỳ người mới chơi ảnh nào cũng cần tìm hiểu khi chụp ảnh.

VinaCamera Imaging

Hoa và ảnh số

Xem tiếp...

Nếu bạn có thói quen chụp ảnh kỹ thuật số ở định dạng ảnh thô RAW (.NEF) rất có thể bạn sẽ không cần để ý tới các chức năng điều chỉnh màu sắc ngay trên máy ảnh bởi với định dạng RAW, ảnh được lưu trữ không qua xử lý màu sắc trên máy ảnh và công việc chỉnh sửa màu sắc của ảnh sẽ được thực hiện chủ yếu bằng các phần mềm trên máy tính sau khi chụp.

VinaCamera Imaging

Màu sắc và các chế độ xử lý ảnh trên máy

Tuy nhiên, nếu bạn chụp ở định dạng ảnh nén JPEG/JPG, máy ảnh sẽ xử lý màu sắc ngay trên máy bằng các phần mềm cài cứng (firmware) và theo các chế độ do người chụp lựa chọn thông qua menu của máy ảnh. Lựa chọn và mặc định đúng chế độ màu sắc sẽ giúp ảnh có màu sắc đep hơn.

VinaCamera.com có bài viết sau đây về các vấn đề liên quan tới màu sắc của ảnh số.

Xem tiếp...

Để chụp được chủ thể thẳng đứng với tỷ lệ trung thực trong hình ảnh, một điều đơn giản là cần đặt máy ảnh thẳng đứng – thân máy vuông góc với mặt đất và ống kính song song với mặt đất. Trên nhiều chân máy có bong bóng livo nước hay quả dọi là để hỗ trợ việc này.

Ống kính điều chỉnh phối cảnh Nikon (Nikon Perspective Lens)

Xem tiếp...

Ống kính góc rộng (wide-angle lens) thường cùng lúc mang lại nhiều điều thú vị cũng như thất vọng đối với người chơi ảnh. VinaCamera có bài viết giới thiệu một số khía cạnh của ống kính góc rộng sau đây.

Thế nào là một ống kính góc rộng?

Như chúng ta đã biết, từ một khoảng cách đặt máy như nhau, một ống kính có tiêu cự (focal length) càng ngắn thì góc ảnh càng rộng, nghĩa là càng thu được vào máy ảnh một không gian lớn hơn, ngược lại, tiêu cự càng dài thì không gian thu vào máy càng hẹp. Nhưng ống kính có tiêu cự bao nhiều thì được coi là một ống kính góc rộng?

VinaCamera Imaging

Tạo ấn tượng với ống góc rộng

Xem tiếp...

HOW TO CHOOSE PORTRAIT CAMERA LENSES?

Chụp chân dung nên dùng ống kính nào? Có nhiều câu trả lời.

VinaCamera Imaging

2 ống kính hạng sang của Nikon và Canon

Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn ống chụp chân dung bao gồm:
• Thể loại chân dung: chụp phần đầu, chụp nửa thân, hay chụp toàn thân
• Tỷ lệ chủ thể trên ảnh: Với chân dung đặc tả, tỷ lệ chủ thể thường chiếm khoảng 3/4 đến 4/5 chiều cao của ảnh. Ngoài ra tỷ lệ giữa chủ thể và hậu cảnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố nghệ thuật của từng nhiếp ảnh gia.
• Hậu cảnh: Để chủ thể nổi bật trong chân dung, hậu cảnh thường không được quá rõ nét, không có điểm nhấn ở hậu cảnh. Hậu cảnh nhòa mờ với ánh sáng đẹp thường được sử dụng trong ảnh chân dung.

Xem tiếp...

Trong chụp ảnh kỹ thuật số, một vấn đề nan giải nhất chính là đo sáng (metering). Tại sao nhiều khi chụp các chủ thể màu trắng (như tờ giấy trắng, người mặc váy trắng) khi xem ảnh, màu trắng lại chuyển thành màu xám? Máy ảnh KTS đo sáng theo cơ chế nào? Bài viết sau đây của VinaCamera.com sẽ giải quyết những thắc mắc này của nhiều người chơi ảnh số.

Tại sao màu trắng lại chuyển thành xám như thế này?

Hãy quan sát bức ảnh chụp một tờ giấy trắng lớn dưới đây theo chế độ đo sáng tự động của máy ảnh (Nikon), bạn sẽ thấy đó không phải là màu trắng mà là màu xám.

VinaCamera Imaging
Hình 1: Giấy trắng chụp theo chế độ đo sáng tự động

Xem tiếp...

Tài trợ VinaCamera.com Tài trợ VinaCamera.com
VinaCamera.com
BRANDS
Canon, M | Nikon | Sony | Fujifilm
VinaCamera.com Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở Cá kho Làng Vũ Đại

[af]

 

↑ LÊN ĐẦU TRANG ↑