HỌC NHIẾP ẢNH TẠI VINACAMERA.COM

VinaCamera Imaging

Đà Nẵng đêm giao thừa tết Canh Dần lung linh pháo hoa cầu Sông Hàn.

VinaCamera Imaging

Thông số kỹ thuật:

Xem tiếp...

Công ty Công nghệ và Truyền thông CTICOM

VinaCamera Imaging

Xem thêm thông tin tại đây.

Xem tiếp...

VinaCamera Imaging

Xem tiếp...

How to photograph fireworks

Pháo hoa luôn tạo cho mọi người cảm giác hân hoan bởi vẻ đẹp tưng bừng vào đúng các dịp lễ hội. Giao thừa có bắn pháo hoa càng làm cho giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thêm thiêng liêng và ấm áp xung quanh người thân và gia đình. Và dĩ nhiên, đối với người thích chơi ảnh, ghi lại những cảnh tượng rực rỡ đó để lưu giữ và gửi cho bạn bè phương xa luôn là một mong muốn thầm kín. VinaCamera.com xin có bài hướng dẫn ngắn về cách chụp ảnh pháo hoa.

VinaCamera Imaging

Xem tiếp...

How to use Program, Aperture Priority and Shutter Speed Priority modes

VinaCamera Imaging

VinaCamera.com – Đối với nhiều người sử dụng máy ảnh KTS, lúc nào nên chọn chế độ ưu tiên khẩu độ mở (A ở Nikon / Av ở Canon), ưu tiên tốc độ cửa chập (S ở Nikon / Tv ở Canon) và chế độ lập trình sẵn (P) là một câu hỏi phức tạp. Sau đây là hướng dẫn giúp các bạn hiểu rõ các yếu tố tạo nên một bức ảnh cũng như đặc điểm của từng yếu tố để sử dụng từng chế độ cho phù hợp.

Xem tiếp...

CÁC CHẾ ĐỘ ĐO SÁNG TRÊN MÁY KTS

VinaCamera Imaging

Giải thích các thuật ngữ căn sáng (metering)
1/ Evaluative metering
2/ Spot metering
3/ Partial metering
4/ Center-weighted average metering

Xem tiếp...

VinaCamera Imaging

Cũng giống như Nikon AF 50mm f/1.8, Canon EF 50mm f/1.8 II là một ống kính cho hình ảnh rất sắc nét và có giá rẻ tới bất ngờ (khoảng US$95 ở Việt Nam). Mặc dù có gá lắp bằng nhựa tổng hợp – nên ống có phần nhẹ – nhưng các thấu kính đều bằng kính.

Với lẫy chuyển đổi giữa hai chế độ căn nét thủ công (M) và căn nét tự động (AF), Canon EF 50mm f/1.8 II là một ống kính tiêu chuẩn đơn giản có gắn mô-tơ hỗ trợ căn nét tự động, khi căn nét hơi ồn hơn phần lớn các ống kính khác của Canon.

Thế mạnh của ống kính này chính là độ sắc nét vượt trội của nó, mặc dù ở khẩu độ mở rộng tối đa f/1.8 độ nét có phần giảm đôi chút; nhưng từ f/2.8 đến nhỏ hơn, hình ảnh đạt độ nét cao, theo các chuyên gia đánh giá, ống kính này còn sắc nét hơn cả ống kính Canon EF 24-70mm f/2.8 L USM hạng sang rất đắt tiền của hãng Canon.

Xem tiếp...

Nhiều khi chỉ cần tiếc tiền (hoặc không biết) mua hệ thống chống ẩm khoảng hơn 100 đô la, chiếc máy ảnh mấy ngàn đô của bạn sẽ chẳng mấy chốc ra đi. Tuy nhiên, vệ sinh máy thường xuyên và đúng cách đóng vai trò then chốt.

VinaCamera Imaging

Lau chùi bên ngoài

Nếu máy ảnh có hiện tượng bị “hấp hơi”, việc cần làm đầu tiên là tháo ống kính và mở tất cả các phần có thể mở của máy ảnh ra (hộc pin, khe đọc thẻ nhớ, miếng cao su bịt các khe kết nối), rồi dựng máy ảnh lên và cứ để như thế qua đêm cho hơi nước bốc hơi ra ngoài.

Bạn cần sử dụng giẻ mềm để lau chùi màn hình LCD và thân máy (body) nếu chúng dính bụi. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng dung dịch dành riêng cho lau máy ảnh (thấm vào giấy mềm để lau). Khi lau, hãy cẩn thận các nút bấm và khe cắm, chú ý là đừng để chất lỏng rớt vào trong.

Xem tiếp...

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Giê-óc-giơ Típ-pít cống hiến cho chúng ta bốn mẹo nhỏ trong chụp ảnh chân dung. VinaCamera.com xin giới thiệu cùng các bạn:

1. Bố cục đơn giản

VinaCamera Imaging

Bố cục khung cảnh trong ảnh chân dung càng đơn giản thì bức ảnh càng có cơ hội trở thành một bức ảnh đẹp. Hãy lấy hậu cảnh và tiền cảnh tập trung và đơn giản, tận dụng ánh sáng tự nhiên nếu có thể. Nếu phải sử dụng đèn ảnh các loại, hãy đơn giản hóa hệ thống đèn, càng ít đèn càng tốt.

Xem tiếp...

VinaCamera Imaging

Bảng tính kích thước ảnh trường (field of view / FOV Calculation chart) có thể giúp bạn giải quyết hai vấn đề trong nhiếp ảnh:

a. Với một ống kính tiêu cự cố định, một thân máy toàn khổ hay cúp nhỏ với hệ số thông thường là 1.5x (Nikon) hay 1.6x (Canon) và một cự ly đứng chụp nhất định (tính từ nơi đặt máy tới chủ thể cần chụp), bạn sẽ cúp hình được bao nhiêu phần của chủ thể trong khuôn hình của mình.

b. Bên cạnh đó, các bảng này cũng giúp bạn tính toán được cần phải đứng xa chủ thể bao nhiêu mét mới có thể chụp được toàn bộ kích thước (cao và rộng) của chủ thể với ống kính và thân máy bạn hiện có.

Xem tiếp...

`